Lô hội - một trong chín vị thuốc có tên hổ.

Lô hội - một trong chín vị thuốc có tên hổ.

Con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, đều chịu ảnh hưởng lớn bởi thực vật, và đã dùng thực vật, động vật để chữa bệnh. Bước vào năm Dần xin giới thiệu chín vị thuốc tên Hổ.

1- Hổ kế (Cicus japonicus) hay còn gọi là Ô rô, Đại kế (thân cỏ). Có vị ngọt, đắng, mát. Dùng chữa bị đánh, ngã chảy máu, chảy máu cam, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chữa tắc sữa. Quân y viện 108 dùng Hổ kế sắc cho bệnh nhân uống chữa phù do bệnh thận, kết quả tốt.

2- Hổ thiệt (Aloe), hay gọi là Lô hội. Vị đắng tính hàn. Có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, lương can. Chữa trẻ con bị kinh giản, cam tích, táo bón. Chữa sung huyết.

3- Hổ cao (Siegesbeckia orientalis L) còn gọi là Hy thiêm. Vị đắng tính hàn, hơi có độc Tác dụng khử phong thấp, lợi gân, cốt. Chữa tay chân tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Đắp ngoài chữa rắn cắn, ong đốt, nhọt.

4- Hổ trượng căn (Polygonum cuspidatum sieh Znce) còn gọi là Củ Cốt khí. Dùng chữa tê thấp, bị ngã, giảm đau, giảm độc, chữa bế tắc kinh nguyệt, khó khăn đau đớn, huyết ứ sau khi đẻ, bụng trướng, tiểu tiện khó.

5- Hổ vĩ, hay hổ vĩ mép vàng (Sansevira trifasciata Prain var). Có thể dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chữa chảy mủ trong tai (giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai, ngày nhỏ nhiều lần).

6- Hổ phách (Succinum) cả Tây y và Đông y đều dùng làm thuốc chống co thắt bằng cách xông. Vị ngọt, tính bình có tác dụng an thần, tán ứ huyết, lợi tiểu, chữa tâm thần bất định, hồi hộp, mất ngủ, hay sợ sệt, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt lâu lành.

7- Hổ chuối (Ptyas korros), hay còn gọi là rắn ráo. Chữa bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, bị cảm trơn mắt méo mồm.

8- Hổ mang, hổ đất, hổ lửa (Ophiophagus hannah). Vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong thấp, định kinh giản, người do huyết hư sinh phong không dùng được. Nọc độc của rắn có tác dụng ức chế tế bào ung thư, chữa tăng huyết áp. Đặc biệt xoa chữa thấp khớp,viêm cơ mang tên Vipratox.

9- Hổ cốt (Panthera tigris L). Vị cay tính ôn, có tác dụng khu phong làm hết đau nhức, mạnh gân cốt, đi lại khó khăn, tay chân co quắp. Dùng trong những bệnh đau xương tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức. Còn dùng trong những bệnh cảm gió, điên cuồng. Những người huyết hư, hỏa thịnh không dùng được. Cao hổ cốt bị đồn thổi lên là chữa được nhiều chứng bệnh. Thực chất, xương hổ cực kỳ hiếm. Có chăng thành phần không đáng kể so với các loại xương động vật khác, trong một mẻ cao nấu

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục