Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) lại thông báo: sự phá hủy môi trường sống, săn bắn và buôn bán bất hợp pháp đang đe dọa sự sống còn của gần 303 trong tổng số 634 loài linh trưởng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sau đây là một số loài linh trưởng, động vật quý hiếm ở Việt Nam đang trong tình trạng lâm nguy.

 

1- Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea được tìm thấy ở Việt Nam. Ở châu Á, gần 70% số loài linh trưởng được phân loại trong sách đỏ của IUCN là “dễ bị tổn thương, đang nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp”. Tại Việt Nam và Campuchia, khoảng 90% các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: Tilo Nadler.

Mô tả ảnh.

2- Vượn đen má vàng Nomascus gabriellae được tìm thấy ở Đông Nam Á hiện đã được nâng mức phân loại từ dễ bị tổn thương đến nguy cấp. Các quần thể vượn và voọc tại khu vực này đã giảm xuống đáng kể do mất nhanh môi trường sống, săn bắn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vật nuôi thương mại và bào chế các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc - Ảnh: Sterling Zumbrunn.

Mô tả ảnh.

3- Có chưa đầy 320 cá thể vượn mông trắng Trachypithecus delacouri - loài linh trưởng hiếm nhất và nguy cấp nhất - chỉ được tìm thấy vùng Bắc Trung bộ, Việt Nam - Ảnh: ARKIVE.

 

Mô tả ảnh.

 

4- Voọc Cát Bà (voọc đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus là loài linh trưởng đặc hữu sống trên đảo Cát Bà, Hải Phòng, đông bắc Việt Nam. Các nhà khoa học ước tỉnh chỉ còn 60-70 cá thể voọc Cát Bà - Ảnh: ARKIVE.

 

Mô tả ảnh.

 

5- Dân số vượn mào đen phương Đông Nomascus nasutus chỉ còn khoảng 110 cá thể, sống ở đông bắc Việt Nam.

 

 

                                                                    Theo VietNamnet

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục