Các nhà khoa học Nga đã công bố kết quả của công trình nghiên cứu độc lập cho thấy thực phẩm biến đổi gen gây tác hại cho các động vật có vú.

 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi quá trình phát triển của những động vật thường xuyên ăn thực phẩm biến đổi gen và phát hiện những loài động vật này đến thế hệ thứ ba hoàn toàn mất khả năng sinh sản.

Trong thời gian hai năm liền, những con chuột đồng loại Campbell, vốn có đặc tính nối tiếp thế hệ rất nhanh. Các nhà khoa học đã phân chúng thành từng cặp và bố trí cho chúng ở khoang riêng.

Về thức ăn, nhóm đầu tiên được nuôi bằng thức ăn thông thường, nhóm thứ hai ăn đậu “sạch” không biến đổi gen, nhóm thứ ba ăn thức ăn với chất biến đổi gen tỷ lệ thấp, nhóm thứ tư có tỷ lệ cao hơn.

Ở giai đoạn đầu tiên, sinh hoạt của tất cả những con chuột trong các lồng đều diễn biến tương đối bình thường. Tuy nhiên, những cặp chuột từ thế hệ thứ hai trở đi đã xuất hiện những thay đổi khá nghiêm trọng như mức sinh sản bị sụt xuống, độ tuổi trưởng thành sinh dục đến muộn hơn...

Trong thế hệ thứ hai này, các nhà khoa học đã lựa ra những con chuột mới cho kết cặp ở chung. Kết quả là, những con chuột được nuôi bằng thức ăn chứa chất biến đổi gen thì hoàn toàn không có khả năng sinh sản.

Một hiện tượng lạ thường khác xuất hiện ở thế hệ chuột thứ ba, hiện chưa giải thích được có liên quan gì đến thức ăn biến đổi gen hay không, đó là trong vòm miệng của những con ăn thức biến đổi gen đã mọc lông.

Các nhà nghiên cứu cũng chưa thể giải đáp câu hỏi tại sao chất biến đổi gen làm nảy sinh quá trình phá hoại trong cơ thể, mà chỉ khẳng định rằng, phương pháp duy nhất để trung hoà hiệu quả tiêu cực của thức ăn biến đổi gen là chấm dứt sử dụng loại thực phẩm này.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đề nghị áp dụng biện pháp tạm ngừng sử dụng chất biến đổi gen trên lãnh thổ Nga, chừng nào chưa kiểm tra có kết luận rõ ràng về mức độ an toàn sinh học của các sản phẩm.

Kết quả thí nghiệm của các nhà khoa học Nga trùng hợp với kết luận của các đồng nghiệp Pháp và Áo. Chẳng hạn, ở Pháp, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cây ngô biến đổi gen dùng làm thức ăn sẽ gây tác hại cho động vật có vú. Ngay lập tức, Pháp đã cấm sản xuất và mua bán các loại lương thực bằng ngô biến đổi gen./.

 

                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục