Cuộc sống người Mông luôn gắn bó với rừng.

Cuộc sống người Mông luôn gắn bó với rừng.

(HBĐT) - Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò có tổng diện tích tự nhiên khoảng 7.091 ha, nằm chủ yếu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu và là nơi duy nhất của tỉnh có người Mông sinh sống.

 

Từ năm 1994, rừng đã được Ban quản lý Khu bảo tồn giao khoán cho các hộ gia đình để quản lý, bảo vệ với chỉ tiêu 50.000 đồng/ha/năm. Hình thức này được người dân và chính quyền đánh giá là đã góp phần quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, tuy nhiên do không có nguồn vốn hỗ trợ nên diện tích rừng giao khoán ngày càng bị thu hẹp. Thống kê trên địa bàn hai xã cho thấy, hiện chỉ còn diện tích rất nhỏ rừng được giao khoán cho các hộ, trong đó xã Pà Cò chỉ có 15,5 ha, xã Hang Kia có 373 ha.  Nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn Hang Kia – Pà Cò, người dân hai xã Hang Kia, Pà Cò càng ý thức được vai trò của rừng và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ những cánh rừng quý. Hầu hết người dân nơi đây đều có nguyện vọng tiếp tục được nhận khoán và tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng.

 

Do cuộc sống gắn liền với rừng nên người Mông thường lựa chọn, thu hái và sử dụng lâm sản để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Họ sử dụng các loài gỗ tốt như dẻ, kháo, mít, táu để làm nhà; khai thác cây nghiến để đốt than, làm lò rèn... Một số hoạt động khai thác, sử dụng lâm sản còn thiếu bền vững, người Mông chưa chú trọng nhiều tới vấn đề bảo tồn và sử dụng lâu dài. Việc gây trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp cũng chưa thực sự được quan tâm.

 

Năm 2009, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với tỉnh triển khai thực hiện Dự án "Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu". Dự án đã tiến hành đánh giá hệ thống kiến thức bản địa của người Mông tại 2 xã Hang Kia và Pà Cò liên quan tới quản lý và bảo vệ rừng, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hệ thống kiến thức bản địa của người dân, góp phần quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững. Trong đó, tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, từ đó giảm áp lực vào rừng; bảo vệ nghiêm các khu rừng đầu nguồn cùng với việc trồng bổ sung một số loài cây bản địa; lập đội quản lý rừng hoặc tổ bảo vệ rừng ở mỗi bản; vận động người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng bằng các hình thức giao khoán bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình.

 

Bên cạnh đó, Dự án cũng nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trong hệ canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của cộng đồng vào tài nguyên rừng; phổ biến kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong cộng đồng, có hình thức bảo vệ phát triển các loài cây thuốc trong tự nhiên cũng như thử nghiệm gây trồng trong vườn nhà; khơi lại quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn ở bản Pà Háng lớn, từ đó có thể nhân rộng sang các cộng đồng khác.

Qua gần 1 năm thực hiện, Dự án đã nhận được sự tham gia ủng hộ của nhiều người dân trong xã. Tình hình xâm hại rừng đã giảm rõ rệt, người dân đã tập trung mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như đào, mận trong vườn và sản xuất ngô trên nương. Đến nay, diện tích ngô của 2 xã có khoảng 500 ha, cơ bản ổn định nguồn lương thực tại chỗ.

                                                                                  Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục