Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cách đây hàng triệu năm thời tiết ở Turkana Basin (Kenya) nơi được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay. Đây có thể là nguyên nhân khiến loài người bắt đầu đi thẳng.

 

Mô tả ảnh.
Những người hiện đại sinh sống ở Turkana Basin, Kenya,  nơi từ  lâu vẫn được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Ảnh: Daily Mail.

Trước đây, các nhà khoa học cũng từng đưa ra “giả thuyết nóng” về sự tiến hóa của loài người. Giả thuyết này cho rằng nguyên nhân khiến con người bắt đầu đi thẳng là do không chịu nổi nhiệt độ cao. Đồng thời đi thẳng giúp cơ thể không bị lộ ra ngoài nhiều dưới sự bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời như khi đi bằng cả tứ chi.

Tiến sĩ Benjamin Passey, một chuyên gia về khoa học Trái đất ở Đại học Johns Hopkins và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Turkana Basin, địa điểm được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Cách đây khoảng 3 triệu năm, đây là vùng đất có thời tiết nóng bức trong một thời gian dài”.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các đồng vị phóng xạ của các hóa thạch phấn hoa, gỗ và các động vật tìm thấy trong đất để xác định mức độ nóng bức ở thời kỳ cách đây 4 triệu năm. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những đồng vị carbon có nhiệt độ từ 30 đến 35 độ C. Điều này chứng tỏ nhiệt độ ban ngày ở thời kỳ đó có thể cao hơn nữa.

Tiến sĩ Passey nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra những bằng chứng cho thấy rằng môi trường sống nóng bức đã ảnh hưởng tới sự tiến hóa của những người châu Phi cổ xưa. Vì thế, chúng tôi có thể khẳng định rằng ‘giả thuyết nóng’ là hoàn toàn có cơ sở”.

Giáo sư Steve Jones thuộc Đại học London (Anh) cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ, ông nói: “Kết quả nghiên cứu có thể là những bằng chứng thuyết phục cho ‘giả thuyết nóng’ về sự tiến hóa của loài người. Việc đứng thẳng giúp cơ thể con người tiếp xúc với ánh nắng ít  hơn trong thời tiết nóng bức”.

Tuy nhiên, giáo sư Robin Compton thuộc Đại học Liverpool lại không đánh giá cao giả thiết này và cho rằng, môi trường để người tiền sử bắt đầu đi thẳng là khu vực rừng rậm chứ không phải là vùng sa mạc Kenya: “Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu những người đầu tiên đi bằng hai chân có xuất xứ ở vùng sa mạc thay vì ở những khu rừng”.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác


Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục