Khai thác than là nguyên nhân chính khiến môi trường Quảng Ninh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Khai thác than là nguyên nhân chính khiến môi trường Quảng Ninh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trước sự bức xúc ngày càng gia tăng của người dân về việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề do khai thác than, những năm qua, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bước đầu chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong quá trình khai thác, vận chuyển. Tuy nhiên những động thái này xem ra chưa đủ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, làm cho môi trường vùng mỏ xanh, sạch.

 

Ô nhiễm môi trường tăng theo sản lượng

Trước giai đoạn 2003, sản lượng khai thác than của cả Tập đoàn TKV chỉ ở ngưỡng trên dưới 10 triệu tấn than/năm. Nhưng kể từ những năm sau này, sản lượng khai thác tăng với tốc độ chóng mặt. Đến năm 2009, sản lượng đạt 43 triệu tấn, dự kiến đến hết năm 2010, con số trên sẽ được đẩy thêm nấc nữa.

Theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc TKV, tổng lượng nước thải mỏ năm 2009 là 38.914.075m3 (chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ). Qua kiểm tra hai thông số điển hình tác động đến môi trường là tính axit và cặn lơ lửng đều có chỉ số vượt quá lớn. Đặc biệt, độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1-6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-2,4 lần, cá biệt có nơi vượt đến 8,09 lần.

Cơ quan chức năng đã xác định chính nước thải mỏ gây ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thuỷ, suy giảm chất lượng nước và là tác nhân "tiêu diệt" các hồ thủy lợi tại huyện Đông Triều khiến nông dân huyện này thiếu nghiêm trọng nguồn nước để phục vụ trồng cấy.

Môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP Hạ Long. Hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ); hàm lượng bụi tại các khu dân cư lân cận các khu vực sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt 3,3 lần.

Bụi than chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh phổi thuộc nhóm cao nhất nước. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, không khí, hoạt động khai thác than còn làm biến đổi địa hình và cảnh quan ở một địa phương ven vịnh vốn có rất nhiều thắng cảnh rất đẹp. Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở khu vực có khai thác than lộ thiên. Trải qua hàng trăm năm chỉ biết đào than và đổ chất thải đủ để làm nên những ngọn núi thải do… "than tạo" như Cọc Sáu (280m), Nam Đèo Nai (200m), Đông Cao Sơn (250m), Đông Bắc Bàng Nâu (150m) và Núi Béo (240m)...

Ngoài ra việc khai thác lộ thiên tại còn tạo ra nhiều bãi thải trên các sườn đồi có sườn dốc tới 35 độ; tạo ra nhiều moong sâu như giếng, lớn như thung lũng có độ sâu -50 mét đến -150 mét dưới mực nước biển cũng tại các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo...

Phải chú trọng bảo vệ môi trường

Như đã nêu trên, mức độ ô nhiễm môi trường tại vùng than đã ở mức quá nghiêm trọng, nếu chỉ BVMT bằng một vài việc, ở vài nơi thì chẳng thấm gì và môi trường sống và cảnh quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bị hủy hoại. Vì vậy, ngoài những giải pháp cấp bách đối với hàng loạt vấn đề tồn tại, ô nhiễm môi trường phải được kiểm soát, ngăn chặn từ gốc, tức là trước khi có kế hoạch khai thác, phải chắc chắn không để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường. Muốn làm được điều này, công tác quy hoạch từ khâu sản xuất đến tiêu thụ than đều phải gắn liền với quy hoạch BVMT.

Để làm được điều này, dư luận rất mong UBND tỉnh giám sát, đôn đốc ngành than thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Văn bản số 2171/VPCP-KTN ngày 7/4/2009: Đó là, khai thác than theo đúng tọa độ, diện tích, trữ lượng than và các qui định khác nêu trong giấy phép và qui định của pháp luật; việc thăm dò, khai thác ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép chỉ được phép thực hiện khi có giấy phép của cơ quan thẩm quyền cấp theo qui định. TKV phải cung cấp lộ trình triển khai xây dựng các công trình BVMT và thực hiện đúng nội dung của ĐTM đó được phê duyệt; Chú trọng xử lý các nguồn nước thải có ảnh hưởng trực tiếp tới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và hệ thống các sông, suối; Lập Quy hoạch bãi đổ thải và triển khai các dự án cải tạo bãi thải; Thường xuyên nạo vét, cải tạo các sông, suối chịu ảnh hưởng của khai thác than.

Trữ lượng than đã đến hồi cạn kiệt, có lẽ giờ cũng là lúc phải tính đến chuyện hoàn trả lại cho người dân Quảng Ninh môi trường sống trong lành, tái tạo quỹ đất để phát triển sản xuất lĩnh vực khác khi "vàng đen" không còn nữa. Không làm được điều này, chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh chắc chắn chỉ là khái niệm rất… mơ hồ

 

                                                                                Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục