Các nhà khoa học đề nghị xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên cho vùng biển huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), do hệ sinh thái biển ở đây đang bị tác động mạnh bởi thiên tai và tình trạng khai thác ồ ạt của con người.

Đề xuất này được nhiều nhà khoa học đưa ra tại hội thảo về đề tài Điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn, sáng 18/8.

Chủ nhiệm đề tài, PGS-TS Vũ Thanh Ca, Phó Viện Trưởng Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo cho biết, sau một năm khảo sát, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ở huyện đảo Lý Sơn có 685 loài động, thực vật. Trong đó có 150 loài cá, 94 loài thân mềm, 15 loài giáp xác, 36 loài san hô, 150 loài rong biển.

Hòn Đụn, thắng cảnh hấp dẫn du khách ở xã An Bình (đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín

Xung quanh đảo có rạn san hô và cỏ biển là hai kiểu sinh thái đặc trưng. Nơi đây còn là môi trường sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm hùm, rùa biển, san hô xanh, san hô đen, bào ngư, trai tai tượng... "Tuy nhiên, hiện nay hệ sinh thái ở huyện đảo đang bị phá hủy từng ngày do tác động xấu của thiên nhiên và con người", ông Ca nhận định.

Theo ông Ca, việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên biển tại đảo Lý Sơn sẽ giúp bảo tồn và khôi phục tính nguyên vẹn của các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, sự trong lành của môi trường sinh thái đảo Lý Sơn.

Dự kiến đề tài nghiên cứu này sẽ kết thúc vào cuối năm 2011.

Gần 200 năm trước, từ đảo Lý Sơn, nhiều dân binh thừa lệnh vua triều Nguyễn đã tập hợp nhau giong buồm ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc chủ quyền quốc gia, bảo vệ biển đảo. Từ đó, những đội dân binh này mang tên Hải đội Hoàng Sa và được lưu truyền, ghi nhớ công ơn đến ngày nay.

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục