Ngày 31-8, tại Hà Nội, Viện Di truyền Nông nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học “Kết luận giống lúa khai quật tại Thành Dền năm 2010”. Dự hội thảo có nhiều nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)…

Để làm sáng tỏ các giả thuyết về giống lúa mà các nhà Khảo cổ học, Khoa lịch sử Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khai quật được ở Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) cho là lúa cổ (khoảng ba nghìn năm tuổi), dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, nhóm các nhà khoa học chuyên sâu về sinh học phân tử tại Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành phân tích một số cây lúa “cổ” bằng phương pháp ADN sử dụng chỉ thị SSR (Simple Sequence Repeats), hay còn gọi là chỉ thị vệ tinh.


Đây là phương pháp hiện đại có độ tin cậy và tính chính xác cao, thường được dùng trong các nghiên cứu sâu ở mức độ phân tử ADN đối với tất cả các đối tượng động thực vật. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái của cây lúa “cổ” và lúa Khang dân 18 bước đầu cho thấy, lúa “cổ” khai quật tại Thành Dền giống với lúa hiện đại Khang dân 18. Để khẳng định kết quả một cách chính xác, Viện Di truyền Nông nghiệp còn sử dụng thêm 37 chỉ thị SSR phân tích với ADN của hai cây lúa cổ  và hai giống đối chứng P1 và Khang dân 18.


 


Kết quả phân tích 37 chỉ thị SSR cho thấy DNA profile của hai cây lúa “cổ” và Khang dân 18 hoàn toàn giống nhau. Không những thế, kết quả phân tích ADN bằng chỉ thị SSR với 50 cặp mồi cũng không cho thấy sự khác biệt giữa hai cây lúa “cổ” Thành Dền đại diện (số 1 và số 8) với cây lúa Khang dân 18. Do những giống lúa khai quật tại Thành Dền giống với lúa hiện đại Khang dân 18, các nhà khoa học đề nghị không nên gọi giống lúa khai quật tại Thành Dền là lúa cổ, mà tạm gọi là lúa Thành Dền.


Tại hội thảo, các nhà khoa học đề nghị trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu các khía cạnh sau: phân tích một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hoá của các dòng lúa Thành Dền; phân tích ADN tất cả các dòng lúa Thành Dền; khảo nghiệm DUS; kết hợp với kết quả phân tích AMS từ Nhật Bản để có kết luận cuối cùng. Các nhà khoa học cũng kiến nghị xây dựng đề tài nghiên cứu liên ngành (cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước) để khai quật mới, thu thập thêm mẫu lúa Thành Dền và các nghiên cứu lúa cổ Việt Nam.


 
                                                                             Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục