Sau 7 ca ghép thận thành công, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) đã thực sự làm chủ được kỹ thuật ghép thận và đang tiếp tục tiếp cận nhiều kỹ thuật khó trong y học. Cùng với Cúp vàng "Thương hiệu bền vững" năm 2010 vừa được trao, những thành công liên tiếp trong công tác điều trị của Bệnh viện 19-8 đang ngày càng nâng cao uy tín của bệnh viện đầu ngành Công an trong CBCS và nhân dân.

 

Từ câu chuyện ở khoa "đặc biệt"

Chúng tôi gọi Khoa Thận - khớp, Bệnh viện 19-8 là khoa "đặc biệt", vì nơi đây có những bệnh nhân không giống với các bệnh viện nói chung. Nếu như ở nơi khác, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu đình kỳ… cũng chỉ tới viện vài tiếng mỗi ngày, thì ở đây, có những người như Trung tá Trần Đình Dục, các bộ Công an tỉnh Điện Biên, đã có 10 năm sống ở Khoa Thận - khớp. Sở dĩ chúng tôi nói là sống chứ không phải điều trị, vì suốt cả năm, chỉ có một vài ngày Tết Nguyên đán, anh Dục được về thăm vợ, con ở quê nhà, còn lại toàn bộ thời gian là ở bệnh viện.

Cùng cảnh với anh Dục, nhiều người khác cũng có "thâm niên" sống ở bệnh viện, như anh Nguyễn Chính Hữu (Công an tỉnh Nghệ An) 6 năm, anh Lò Văn Phong (Công an tỉnh Điện Biên) 5 năm... Chính vì "đặc biệt", nên chỉ khi chứng kiến những bệnh nhân 24/24h trong năm gắn với giường bệnh, chúng tôi mới cảm nhận hết những khó khăn của họ. Sống ở bệnh viện, tuy có mặt được là tuân thủ điều trị tốt hơn, nhưng do không có người thân, không có chế độ sinh hoạt như người bình thường…, lại kéo theo bao nhiêu sự thiếu thốn tình cảm và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bệnh nhân. Chiều chiều, dù được phục vụ cơm, nhưng bệnh nhân suy thận vẫn hay tự đi chợ, tự nấu nướng rồi ngồi quây quần ăn chung, vừa để đỡ chút thời gian buồn chán, vừa đỡ nhớ bữa cơm gia đình.

PGS.TS Trần Minh Đạo (trái) và bác sỹ Phạm Quốc Cường thăm khám bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện 19-8.

Bệnh nhân khổ chừng nào thì các bác sỹ ở đây cũng khổ chừng ấy. Chỉ với 6 máy chạy thận nhân tạo và phải phục vụ 18 bệnh nhân mỗi ngày, giờ làm việc của các bác sỹ bắt đầu từ 5h sáng đến 21h đêm và không có ngày nghỉ. Đó là những ngày suôn sẻ, còn vào những ngày có bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân bị đợt suy thận cấp, đe dọa phù phổi… thì giờ làm việc có thể kéo dài đến sáng hôm sau. Chính vì những khó khăn chỉ có ở Khoa Thận - khớp ấy, bác sỹ chuyên khoa II Phạm Quốc Cường - Trưởng Khoa - luôn tâm niệm dặn dò các bác sỹ, cán bộ nhân viên trong khoa, nhất là cán bộ trẻ, phải coi bệnh nhân như người nhà mình, phải có thái độ nhẹ nhàng, tận tình khi chăm sóc, điều trị, tránh đẩy đến tâm lý căng thẳng.

Những nỗi khổ của khoa "đặc biệt" nay chỉ vơi nhẹ đi phần nào nhờ những ca ghép thận được tiến hành, bệnh nhân được hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Đến làm chủ những kỹ thuật khó

Kể từ ca ghép thận đầu tiên, bệnh viện cần sự giúp đỡ của TS Hoàng Anh Dũng (chuyên gia đến từ Vương quốc Bỉ), các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 103 trong kỹ thuật lấy và ghép thận. Ca thứ hai có sự giúp đỡ của TS Hoàng Anh Dũng về kỹ thuật lấy thận bằng nội soi, bệnh viện làm chủ kỹ thuật ghép. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên ở phía Bắc áp dụng kỹ thuật lấy thận bằng nội soi.

Đến ca thứ tư, Đại tá, PGS.TS Trần Minh Đạo, Giám đốc Bệnh viện 19-8 khẳng định, bệnh viện đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận. Sau 7 ca ghép thành công, đến nay toàn bộ ê kíp lấy, ghép thận và chăm sóc hậu phẫu đã vững vàng và tự tin hơn rất nhiều. Các công đoạn từ chuẩn bị đến kết thúc ca mổ đã phối hợp đồng bộ, thuần thục và có mô hình tổ chức rõ rệt.

Hiện khó khăn cho công tác ghép thận chủ yếu ở việc thiếu thốn nguồn cho, với 30 bệnh nhân có nhu cầu nhưng chưa có người cho. Trong điều kiện chi phí đầu tư cho ghép thận còn hạn hẹp, PGS.TS Trần Minh Đạo cho biết thêm, ông đang mày mò nghiên cứu để làm chiếc vợt lấy thận sử dụng lâu dài, vì các loại vợt lấy thận nhập ngoại chỉ dùng được 1 lần.

Bên cạnh kỹ thuật ghép thận đã vững và đang được triển khai ghép thường quy, Bệnh viện 19-8 tiếp tục đưa vào vận dụng nhiều kỹ thuật khó. Dự kiến trong tháng 10, hai ca phẫu thuật tim mở và ghép tủy đầu tiên sẽ được tiến hành. Kỹ thuật mổ tim mở sẽ mở thêm hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân bị tim bẩm sinh, thông liên thất, bệnh nhân cần thay van tim… Kỹ thuật ghép tủy sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư có cuộc sống như người bình thường. Những kỹ thuật mới liên tục được đưa vào ứng dụng thuần thục sẽ góp phần nâng uy tín, chất lượng bệnh viện đầu ngành của Bộ Công an lên ngang tầm trong nước và khu vực Đông Nam Á

 

                                                                                      Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục