Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố Báo cáo Sức sống Hành tinh của WWF năm 2010. Tài liệu này - được thực hiện hai năm một lần, với sự hợp tác của Hội Động vật học London (Anh Quốc) và Mạng lưới Dấu ấn Sinh thái Toàn cầu - thường được coi là một trong những khảo sát quan trọng hàng đầu về sức khoẻ môi trường của Trái Đất.

 

Báo cáo Sức sống Hành tinh 2010 (The Living Planet Report 2010) cho thấy, hành tinh bị suy thoái đa dạng sinh học 30% so với năm 1970, nghiêm trọng nhất là tại các nước vùng nhiệt đới, có thu nhập thấp (tới 60%) trong chưa đầy 40 năm qua. Quần thể các loài nhiệt đới nước ngọt có tốc độ suy thoái mạnh mẽ nhất, ở mức gần 70%, trong cùng kỳ nêu trên.

Tổng giám đốc WWF Quốc tế Jim Leape nhận xét: “Sự suy thoái đa dạng sinh học ở các nước thu nhập thấp đang ở mức báo động, nhưng các nước phát triển thì lại tiêu thụ dư thừa và phát thải các-bon quá mức”.

Loài bướm Monarch thường bắt đầu đợt di cư từ miền trung Mexico tới Mỹ và Canada vào cuối tháng 3 (Ảnh: WWF)

Dấu ấn sinh thái - một trong những chỉ số được sử dụng trong bản báo cáo - cho thấy, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người tăng gấp đôi so với thời điểm năm 1966 và chúng ta hiện đang sử dụng tài nguyên gấp rưỡi so với khả năng đáp ứng của Trái Đất. Nếu tiếp tục sống với mức sử dụng tài nguyên như hiện tại, thì đến năm 2030, phải cần đến 2 hành tinh như Trái Đất để đáp ứng nhu cầu của nhân loại.

Phân tích các nhân tố dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, các tác giả báo cáo cho rằng, carbon là thủ phạm chính. Trong 5 thập kỷ qua, lượng phát thải carbon toàn cầu đã tăng gấp 11 lần.

10 quốc gia đứng đầu về lượng phát thải carbon bình quân trên đầu người hiện nay là các nước thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Qatar, Đan Mạch, Bỉ, Mỹ, Estonia, Canada, Úc, Kuwait và Ireland.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục