Cảnh giác với thảm họa sóng thần tại Việt Nam

Cảnh giác với thảm họa sóng thần tại Việt Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang triển khai Dự án nâng cấp mạng lưới quan trắc động đất ra toàn lãnh thổ và hải đảo của nước ta.

 

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang thực hiện giai đoạn đầu Dự án xây dựng hệ thống trạm trực canh sóng thần tại các địa phương ven biển và hải đảo.

Mục tiêu của Dự án nâng cấp mạng lưới quan trắc động đất là tăng số lượng trạm địa chấn từ 24 lên 36 trạm, thực hiện từ năm 2009-2012. Trong đó, các trạm được trang bị máy ghi địa chấn dải rộng và vận hành tự động, các dữ liệu động đất, thời gian thực sẽ được truyền trực tiếp về Viện Vật lý Địa cầu qua vệ tinh/internet. Dự án xây dựng hệ thống trạm trực canh sóng thần với sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Viện Vật lý Địa cầu và nhiều cơ quan khác.

Cảnh giác với thảm họa sóng thần tại Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dự án là xây dựng khoảng 100 tháp báo thiên tai sử dụng hệ thống đèn, còi phục vụ công tác cảnh báo đa thiên tai trong đó có sóng thần tại các địa phương ven biển và hải đảo của Việt Nam.

Từ tháng 4 đến nay, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra 8 trận động đất giao động từ 2,3-4,7 độ rich-te nhưng đều không gây thiệt hại về người và tài sản. Trận động đất mạnh nhất được ghi nhận 4,7 độ rich-te, tâm chấn nằm ở ngoài khơi và độ lớn chưa đủ gây ra sóng thần. Các trận động đất này đều được ghi nhận bằng mạng lưới trạm địa chấn quốc gia và xử lý tại Viện Vật lý Địa cầu.

Những trận động đất có độ lớn trên 3,5 độ rich-te đều được Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu thông báo kịp thời tới các cơ quan hữu quan, theo Quy chế của Chính phủ, trừ trận động đất có chấn tâm nằm trên lãnh thổ Trung Quốc

 

                                                                                 Theo CAND

Các tin khác


Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục