NLĐ trong lĩnh vực xây dựng vi phạm các quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, BHLĐ là khá phổ biến

NLĐ trong lĩnh vực xây dựng vi phạm các quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, BHLĐ là khá phổ biến

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.825 doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị hoạt động kinh doanh thuộc các thành phần, lĩnh vực SXKD với hơn 60 nghìn lao động. Trong đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng ½, với lực lượng lao động chiếm khoảng 2/3. Tuy vậy, “có rất ít DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng quan tâm, chấp hành đầy đủ các quy định bắt buộc về công tác VSATLĐ”, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ, Nguyễn Đức Tuyên nhấn mạnh.

 

Xây dựng là ngành, lĩnh vực có điều kiện lao động nặng nhọc và có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ. Tuy vậy, trên thực tế phần lớn các đơn vị, DN hoạt động trong lĩnh vực này dường như công tác đảm bảo VSATLĐ, xây dựng môi trường làm việc an toàn, cải thiện điều kiện làm việc... chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của cả người sử dụng lao động (NSDLĐ) và kể cả người lao động (NLĐ). Anh Đỗ Văn Nam, phụ trách nhóm thợ chuyên nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng thẳng thắn: Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đáp ứng đầy đủ, đảm bảo về các quy định của pháp luật về ATLĐ thì bây giờ chỉ có ở các DN nhà nước. Còn đối với các nhóm nhận thầu các công trình nhỏ lẻ như bọn mình thì hoàn toàn không có. Bởi nếu đầu tư cho công tác VSATLĐ thì không đủ sức. Trong công việc mỗi NLĐ đều phải có ý thức tự bảo vệ mình bằng kinh nghiệm tích luỹ của bản thân. Nói thì vậy chứ trong quá trình làm việc cũng vẫn xảy ra TNLĐ. Tuy nhiên, chưa đến mức độ gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người.

 

Cùng chung quan điểm đó, Chánh Thanh tra - Sở LĐTB&XH, Lương Bá Khiêm cho biết: Trên thực tế hiện nay thì việc chấp hành công tác VSATLĐ ở khối DN Nhà nước nhìn chung là tốt, công tác đảm bảo VSATLĐ được quan tâm, chú trọng, tích cực xây dựng môi trường làm việc an toàn; NLĐ được tham gia tập huấn và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị BHLĐ, khám sức khoẻ định kỳ... Còn đối với các DN tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi được thanh tra, kiểm tra  thì đa phần đều có những vi phạm về công tác đảm bảo VSATLĐ.

 

Cũng theo ông Lương Bá Khiêm: Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là NSDLĐ thường bỏ qua các quy định của pháp luật về VSATLĐ. Điển hình là việc không thực hiện công tác huấn luyện về VSATLĐ cho NLĐ. Nếu có, thường thì cũng chỉ phổ biến sơ sài trong một khoảng thời gian nhất định trước giờ làm việc. Điều này rất nguy hiểm là bởi phần lớn NLĐ là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, việc nắm bắt, ý thức thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình lào việc, nhất là các công việc trên cao còn hạn chế. Đã dẫn đến tình trạng NLĐ vi phạm các quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, BHLĐ là khá phổ biến. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ đáng tiếc. Bởi TNLĐ thường xảy ra nhất trong lĩnh vực xây dựng là ngã cao và rơi vật liệu xây dựng vào người làm việc ở dưới thấp.        

           

Bên cạnh những yếu tố trên, thì hiện nay các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lao động thường xuyên biến động, NLĐ tham gia hoạt động theo thời vụ. Do vậy, NSDLĐ thường không tổ chức ký kết hợp đồng lao động, theo đó vấn đề VSATLĐ cũng bị bỏ ngỏ. Mặt khác, tình trạng “khoán trắng” cho các tổ thầu tư nhân khá phổ biến. Điều này đã làm nảy sinh tình trạng thuê mướn lao động thời vụ nên NLĐ không được tập huấn, không được trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ...

 

Lý giải về những bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện công tác VSATLĐ đối với các DN hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh nói chung và các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, ông Lương Bá Khiêm cho biết thêm: Hiện nay lực lượng Thanh tra lao động còn quá mỏng không thể tổ chức thanh tra, kiểm tra hết các đơn vị, DN SXKD trên địa bàn tỉnh. Với số nhân lực còn hạn chế, để thanh tra hết các DN trên địa bàn tỉnh phải mất đến hàng chục năm.

 

Ngoài ra, thêm một bất cập nữa là hiện nay mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực VSATLĐ quá nhẹ. Theo Nghị định số 47/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động vừa mới được Chính phủ ban hành ngày 06/5/2010 thay thế Nghị định 113/2004/NĐ-CP, thì các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm về VSATLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 200 nghìn đồng đến 30 triệu đồng. Với mức phạt này, không ít NSDLĐ “thà nộp phạt còn hơn phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để bảo đảm VSATLĐ theo đúng quy chuẩn”, một NSDLĐ khẳng định.

 

Theo thống kê, từ đầu năm cho đến ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ TNLĐ làm 06 người chết. Trong đó, có 1 vụ TNLĐ làm chết 1 người thuộc lĩnh vực xây dựng ở Công ty TNHH xây dựng Trung Dũng, các vụ TNLĐ còn lại đều thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản (khai thác đá, khai thác than). “Điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện tốt công tác VSATLĐ trong lĩnh vực xây dựng. Mà trên thực tế có nhiều vụ TNLĐ xảy ra không được báo cáo cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Đáng lo ngại là trong số 1.825 DN, cơ sở, đơn vị thuộc các thành phần, lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh thì trong 6 tháng đầu năm mới chỉ có 150 đơn vị báo cáo tình hình TNLĐ với số lao động tham gia báo cáo là 500 người. Cũng theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh chỉ xảy ra 1 vụ TNLĐ làm 1 người chết. Như vậy có thể thấy, công tác thực hiện pháp luật về VSATLĐ dường như đang bị các DN, đơn vị, thậm chí cả NLĐ thờ ơ”, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ, Nguyễn Đức Tuyên cho biết.  

      

                                                                                          

                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục