Một con lợn sau khi xẻ thịt, bán được càng nhiều trong ngày càng tốt. Phần còn lại - thịt ế - mang về để nơi thoáng mát. Sáng hôm sau, trước khi đem ra chợ khoảng một tiếng đồng hồ, số thịt trên sẽ cho ngâm từ 5 tới 7 phút trong một dung dịch bao gồm loại thuốc có tên gọi là thuốc "tẩy đường" - sunfua dioxit - với nước rồi vớt ra là có được súc thịt đỏ au. Công nghệ tái chế này đảm bảo không một người tiêu dùng nào có thể phân biệt được đâu là thịt ế của ngày hôm trước và đâu là tươi như lợn mới mổ trong ngày hôm nay.

 

Ngày 16/1, Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã kiểm tra đột xuất Công ty Dịch vụ thương mại Đại Cát và phát hiện Công ty này đang gia công khử mùi gần 2 tấn thịt gà đã có mùi hôi nồng nặc còn thịt đã chuyển thành xanh, để đưa ra thị trường.

Ngày 15/7, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đoàn cán bộ đang kiểm tra tình hình dịch bệnh tai xanh ở đây đã được nghe câu chuyện "rùng mình" ở thôn 2, xã Bình Phục: Đó là bức tranh cận cảnh hãi hùng về thực phẩm tái sinh. Một bà hàng xóm có con lợn nái hơn một tạ lăn ra chết dịch, phải nhờ 4 người khiêng ra bãi cát chôn lấp. Trên đường về, đám người này gặp nhóm chuyên nghề mua lợn. Họ nhờ chỉ chỗ chôn, trả cho 150.000 đồng, rồi quật xác lợn lên xẻ thịt mang đi, chỉ vứt lại bộ lòng.

Tái sinh động vật chết trở thành món "khoái khẩu" 

Mới đây, lực lượng kiểm tra liên ngành TP Hải Phòng đã phát hiện một xưởng sơ chế tại đường Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, tích trữ 1 tấn bì lợn thối rữa đựng trong các thùng nhựa bẩn cùng 400kg bì lợn bị nấm mốc đang được tẩy mùi để biến thành bóng bì lợn. Trước đó, lực lượng kiểm tra cũng phát hiện tại phố Trần Nguyên Hãn, phường Cát Dài một điểm giết mổ chui có gần 50 con lợn sữa bị dịch bệnh, có con đã chết đang được giết mổ để cung ứng cho các lò quay.

Ngày 29/6, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Hà Nội) cùng các cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra khu kinh doanh hàng thủy sản tươi sống ở chợ Long Biên và phát hiện ra chiêu kinh doanh "rợn tóc gáy": Cá mực đông lạnh, đóng trong các bao không rõ nguồn gốc, thậm chí có bao đã bốc mùi, sau khi sơ chế bằng hóa chất và được tẩy trắng bằng ôxy già đã trở thành mực tươi đem đi bán chạy như tôm tươi…

Thịt ế chợ Vồ thành chả đặc sản Hà thành.

Vô vàn những thông tin tương tự như thế tràn ngập trên báo cho thấy, đối với giới kinh doanh bất nhân không có hàng hóa bị thiêu hủy, không có thực phẩm nào phải bỏ đi. Lợn chết, trứng ung, mực rữa, cá thối… tất tần tật đều được thương lái tiêu thụ sạch sành sanh do áp dụng "công nghệ tái sinh thực phẩm" nhập ngoại.

Thực phẩm thường xuyên bị hư hỏng nếu không bảo quản tốt vì chúng chứa nhiều chất không bền, độ ẩm cao, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Các protein, các acid béo chưa no, các chất thơm, các sắc tố, các vitamin… sau khi bị oxy hóa sẽ bị phân hủy và tạo ra mùi khó chịu, làm thay đổi màu sắc… khiến thực phẩm trở thành rác thải và độc hại ngay cả với súc vật ăn phải, vì đạm bị phân hủy sẽ tạo ra các độc chất như histamin, mycotoxin, mytilotoxin… Còn chất béo khi bị phân hủy sẽ sinh các độc tố như acrolein và các gốc oxy hóa. Khi làm lạnh không đủ sâu thì phần bên trong của khối thực phẩm không lạnh và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển làm hỏng thực phẩm từ bên trong...

Thực phẩm cũng dễ bị nhiễm khuẩn từ không khí, nước, đất, côn trùng, các loài gặm nhấm và trở thành "trung tâm" khu trú chứa mầm bệnh nguy hiểm từ vật trung gian. Mặt khác, thực phẩm dễ hấp thụ mùi có trong không khí như khí thải từ các xe vận tải dùng động cơ diesel, từ bãi rác, cống rãnh xú uế… và giữ lại các mùi đó rất lâu.

Thực phẩm, một khi đã bị phân hủy dù chỉ là một phần, đều được xem là phế phẩm và phải bị thiêu hủy hoặc chỉ được sử dụng làm phân bón hay chuyển đổi thành nhiên liệu sinh học… Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các loại thực phẩm bị hôi thối do phân hủy một phần đều được gia công lại bằng các hóa chất công nghiệp thành thực phẩm tái sinh vô cùng độc hại và hiện diện trong mỗi bữa ăn của hàng triệu con người.

Tái sinh - danh từ kỹ thuật chỉ các loại vật liệu, nhiên liệu được gia công bằng công nghệ hiện đại nhằm phục hồi lại tính năng ban đầu để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tái sử dụng lại - nay lại được tiểu thương triệt để áp dụng hốt bạc.

"Thuốc tẩy đường" - "túi vàng" của gian thương, bom hẹn giờ cho người tiêu dùng.

Hiện nay, ở nước ta không một cơ quan nghiên cứu khoa học dinh dưỡng nào cho tới cơ quan quản lý chất lượng về VSATTP, chứ đừng nói tới người tiêu dùng (NTD), có thể khẳng định có bao nhiêu phần trăm thực phẩm có mặt trên bàn ăn nhà hàng, quán cơm bình dân cho tới văn phòng và thậm chí trong bát cơm của các cháu bé đang được nuôi dưỡng trong nhà trẻ là thực phẩm từ "phế liệu chợ chiều"? Tuy rằng, để làm được chuyện này quá dễ dàng. Chỉ riêng tại Hà Nội, để có khả năng tiêu thụ hết một lượng lớn các loại thịt ế, ôi trong địa bàn nội thành "thải ra" đã có tới hai "chợ đen" quá nổi tiếng với dân chuyên săn thịt bẩn. Đó là chợ Vồ ở Quang Trung, Hà Đông và chợ thịt ế nằm gần số nhà 444, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

Chỉ nhìn số thịt được tiêu thụ ở đây, không ít NTD sẽ rùng mình vì có thể không chỉ một lần mà rất nhiều lần bỏ tiền thật của mình ra mua sản phẩm tươi song lại được thịt tái sinh lại hoặc được phục vụ những món ăn "sơn hào, hải vị" được chế biến từ trăm thứ ôi thiu được gom lại từ đầu đường xó chợ.

Một người có thâm niên bán thịt lợn ở nội thành cho biết bí quyết "hành nghề hoàn hảo" như sau: Một con lợn sau khi xẻ thịt, bán được càng nhiều trong ngày càng tốt. Phần còn lại - thịt ế - mang về để nơi thoáng mát. Sáng hôm sau, trước khi đem ra chợ khoảng một tiếng đồng hồ, số thịt trên sẽ cho ngâm từ 5 tới 7 phút trong một dung dịch bao gồm loại thuốc có tên gọi là thuốc "tẩy đường" - sunfua dioxit (SO2) - với nước rồi vớt ra là có được súc thịt đỏ au.

Công nghệ tái chế này đảm bảo không một NTD nào có thể phân biệt được đâu là thịt ế của ngày hôm trước và đâu là tươi như lợn mới mổ trong ngày hôm nay. Tới nay, loại thuốc này được xem là "thần tài" của dân kinh doanh thịt vì chúng có khả năng tẩy mùi và "tươi hóa" bất cứ loại thực phẩm nào bị ế ở chợ chiều để bán vào ngày hôm sau và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng mua hóa chất "tẩy đường" tại bất cứ quầy hàng khô nào của các chợ với giá 35.000 đồng/kg.

Que thử phát hiện nhanh thực phẩm tái sinh của Bộ Công an được sử dụng như thế nào?

Hiện nay, xuất hiện một loại hóa chất mới có khả năng bảo quản thực phẩm lâu tới vài tuần, mà không cần tủ đá, kho lạnh. Các tiểu thương xem loại bột này như "thần dược găm hàng thực phẩm" và gọi nó là săm-pết. Phụ thuộc vào trọng lượng thực phẩm cần sử lý, có thể sử dụng từ 1 thìa tới vài thìa bột săm-pết hòa vào nước lã để tạo ra dung dịch trong suốt rồi phết lên mặt ngoài của các tảng thịt và sau đó để trong kho thoáng mát là có thể giữ màu, chống ôi, ngăn thịt không bốc mùi trong suốt cả tháng trời.

Không chỉ thịt bò, lợn, gà, hàng tươi sống như tôm, cá, mực cũng được các bà hàng ngâm săm-pết để giữ tươi trường kỳ. Bột săm-pết được bán với giá 10.000 đồng/lạng và được nhà tiêu thụ lẻ chia nhỏ từ bao lớn có trọng lượng từ 20 đến 50kg. Dựa vào quy cách và trọng lượng đóng bì có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, thứ bột trắng mà các bà hàng dùng để bảo quản thịt tươi sống là hóa chất dùng cho mục đích công nghiệp và có thành phần là Kalinitrat.

Đây là muối kim loại vô cơ thường được sử dụng như là nguyên liệu dùng trong sản xuất sản xuất thuốc súng, kíp nổ, pháo hoa, diêm và sử dụng trong luyện kim. Ngoài ra nó còn được sử dụng rất nhiều trong nông nghiệp như một loại phân bón. Do muối công nghiệp có giá rẻ hơn hàng trăm lần so với chất phụ gia thực phẩm có cùng công thức nên tư thương đã mưu lợi và như vậy kinh doanh trên mạng sống của NTD.

Thông thường, chỉ tới khi không còn phương thức tái sinh nào nữa để có thể quay vòng nhằm tiếp tục bày bán thực phẩm trên quầy, tư thương mới tập kết "thịt không còn gia công bằng hóa chất" được nữa tại những chợ chuyên dụng để cung cấp cho những đối tượng là khách hàng đặc biệt có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn.

Tại đây, giá thành hàng hóa được xác định bằng cách dùng mũi thẩm định độ thối của chúng - Túi thịt, túi mỡ nào bốc mùi ít được bán với giá cao, còn túi nào càng nặng mùi thì càng tiêu thụ dễ dàng vì giá mua như cho, như biếu. Số thịt trên sau khi được tẩm, ướp hương công nghiệp và gia thêm với đủ thứ gia vị… cùng với nước chấm, nước dùng đặc biệt sẽ trở thành đặc sản có khả năng dễ dàng móc túi khách hàng và đồng thời đổ trăm thứ hậu họa cho họ về lâu về dài.

Vừa qua, Viện Kỹ thuật Hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật của Bộ Công an đã có một đóng góp hết sức quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe cho NTD khi nghiên cứu và chế tạo thành công loại que thử phát hiện nhanh SO2 có trong thực phẩm - Que thử làm bằng nhựa, có chiều rộng 5mm, dài 8cm. Trên bề mặt que được gắn giấy thử có thấm sẵn các hóa chất.

Khi sử dụng, chỉ cần đặt que thử áp vào bề mặt thịt để cho thấm ướt bề mặt giấy. Sau chừng 1 phút, nếu giấy đổi màu nghĩa là mẫu thử có chứa chất bảo quản SO2 và ngược lại. Dụng cụ tiện lợi này có thể dùng để kiểm tra tất cả các loại thực phẩm được tẩm  chất "tẩy đường" và đang trở thành thứ vũ khí bất ly thân của NTD nhằm nhận mặt, chỉ tên các loại thực phẩm tái sinh đang hoành hành trên thị trường.

Hóa chất công nghiệp tái chế thịt ô thiu

Theo kinh nghiệm dân gian, để khử mùi thực phẩm vừa mới bị thời tiết tác động, người nội trợ thường dùng nước ấm pha muối, pha dấm là có thể làm nhẹ mùi và sau đó chế biến để ăn ngay cho dù chất lượng không bằng thịt tươi. Ngày nay, dân bán thịt chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng các loại hóa chất công nghiệp được bán nhan nhản trên thị trường tự do để tái chế thịt ế trong ngày hôm nay thành thịt tươi cho ngày mai.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Chất "tẩy đường" có thể là một loại muối vô cơ có công thức hóa học là NaHSO3. Loại muối này được bán lẻ với giá rẻ chỉ có thể là hóa chất công nghiệp do các công ty nhập từ Trung Quốc và phân phối tại kho với mức giá 23,5.000 đồng/kg cho một bao 25kg. Loại bột như vậy chỉ sử dụng để tẩy trắng các sản phẩm công nghiệp và tuyệt đối không được phép dùng trong ngành thực phẩm vì độc tố của chúng có thể gây thủng ruột, ung thư gan, bỏng nội tạng người tiêu dùng.

Dùng hóa chất gây ung thư làm tươi thịt thiu

Trên thế giới, các muối kalinitrat và kalinitrit được khai thác từ các mỏ chứa khoáng chất có tên gọi chung là saltpeter sau khi được "tinh luyện" để đạt các chỉ tiêu về ATTP sẽ được sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Khi gia nhiệt, màu đỏ sậm này chuyển thành màu hồng nhạt, làm gia tăng màu sắc, hương vị thịt là nhờ chất oxit nitríc.

Tuy nhiên, khi dùng natrinitrit liều cao có thể gây bất tỉnh, thậm chí tử vong do thiếu oxy cung cấp cho tế bào cơ thể. Bên cạnh đó, nitric có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và được cho là làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine - chất có tiềm năng gây ung thư.

 

                                                             Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục