Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có xu hướng cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, chuyển sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện tử. Trong khi, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp chủ lực do đó ngành công nghiệp này của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh.

 

Thêm vào đó, các doanh nghiệp của ngành phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ đầu năm 2010, theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam tại Tuần lễ tin học lần thứ 19 hôm 22.12.

Các linh kiện điện tử chủ yếu là nhập khẩu.


Doanh nghiệp FDI làm xương sống

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam được xây dựng lại và phát triển từ đầu những năm 90. Hiện toàn ngành có khoảng 300 doanh nghiệp trong đó 1/3 là doanh nghiệp FDI tập trung chính hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn từ năm 1994 -2000, các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp các sản phẩm điện tử tiêu dùng phục vụ thị trường trong nước. Từ năm 2000 đến nay ngành chuyển sang lắp ráp các sản phẩm IT, sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử và máy tính xuất khẩu. Thế nhưng, sản xuất phụ tùng linh kiện xuất khẩu chủ đạo là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp vốn nội tham gia vào ngành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện khâu lắp ráp cùng với  một số doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc 100% vốn ngoại). Đặc biệt khâu thương mại dịch vụ chủ yếu là doanh nghiệp vốn nội đảm nhiệm.

Do vậy, đã mất cân đối cơ cấu sản phẩm, công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm thể hiện rõ ở tỷ lệ nội địa hóa thấp và doanh nghiệp cũng không thu được nhiều lợi nhuận do giá trị gia tăng ở các khâu gia công, lắp ráp thấp.

Mặc dù 10 năm trở lại đây, xuất khẩu của ngành tăng hơn 20 lần (năm 1996: 94 triệu USD đến năm 2006 đã đạt mức 1,7 tỷ USD) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại nằm ở các doanh nghiệp FDI (chiếm đến 90% tổng giá trị). Các doanh nghiệp này cũng dẫn đầu thị phần trong nước (chiếm 80% thị trường) trong khi số doanh nghiệp FDI chiếm chưa đầy 1/3 tổng số các doanh nghiệp điện tử, CNTT cả nước.

Nguy cơ sụt giảm ngành hàng

Nhìn lại quá trình phát triển 20 năm, cơ bản ngành đã thỏa mãn được nhu cầu thị trường nội địa các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng. Từ gia công lắp ráp đơn giản đã nghiên cứu thiết kế chế tạo một số sản phẩm điện tử Việt nam và phụ tùng linh kiện xuất khẩu. Thu hút được dòng vốn  ngoại nhờ các chính sách đổi mới và tham gia WTO. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2010, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng ảnh hướng tới các doanh nghiệp do bỏ các loại trợ cấp, ưu đãi cho ngành hàng vì vậy các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng đã cắt giảm sản xuất, chuyển sang nhập khẩu, phân phối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cả hai lĩnh vực sản xuất và phân phối. Cạnh tranh trong ngành hàng càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI trên cả ba lĩnh vực sản xuất, phân phối và dịch vụ. Trong khi đó, dư âm của cuộc khủng hoảng toàn cầu và lạm phát kéo theo giá cả nhiên liệu, nguyên vật liệu đầu vào tăng đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một điểm yếu khác của ngành công nghiệp phần cứng này là thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ, công nghiệp, các trung tâm thiết kế IC mạnh. Trong khi, cơ chế thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, CNTT chưa rõ ràng. Mặt khác, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử thành các doanh nghiệp lắp ráp chuyên nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu.

Trong khi, hiện nay do có sự biến động trên thị trường thế giới và khu vực nên đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam là một trong các đích đến. Đồng thời nhu cầu sản phẩm kỹ thuật số và phụ tùng linh kiện điện tử của thị trường thế giới và cả thị trường nội địa với hơn 43 triệu người dưới tuổi 30 có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm điện tử, CNTT.

 

                                                                            Theo VietNamNet

 

 


Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục