Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về ứng dụng Toán học do Hội ứng dụng toán học Việt Nam và Bộ Công thương tổ chức đã khai mạc sáng nay tại Hà Nội với sự tham dự của hàng trăm nhà toán học, các nhà khoa học và những người yêu thích toán.

 

Hội nghị thu hút hơn 100 báo cáo ứng dụng toán học vào các hệ thống kỹ thuật, kinh tế, xã hội và quản lý của Việt Nam. Các báo cáo được chia thành các nhóm chính: kinh tế- tài chính; công nghiệp và giao thông vận tải; công nghệ thông tin; tính toán khoa học; các phương pháp vật lý toán; các phương pháp giải tích và tối ưu hóa.

GS.TS Tống Đình Quỳ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội ứng dụng Toán học Việt Nam cho biết, trong 5 năm từ 2005- 2010, trên phạm vi cả nước đã có thêm nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng toán học vào thực tế cuộc sống, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước tiến lên. Có ba hướng lớn mà các đề tài tập trung nghiên cứu: tính toán khoa học kỹ thuật, ứng dụng đặc biệt trong các lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng và trong một số ngành trọng điểm như điện lực, dầu khí, nông nghiệp, sinh y học…; các vấn đề tối ưu trong kinh tế và tài chính, đặc biệt về chứng khoán và thị trường chứng khoán; ứng dụng các công cụ thống kê trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Giáo sư Tống Đình Quỳ cho rằng, toán học ứng dụng trong các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được coi là một công cụ rất quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tại Việt Nam, toán học ứng dụng hiện vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình. Sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng toán học Fields, Nhà nước đã có sự quan tâm rõ rệt đối với toán học nói chung và toán học ứng dụng nói riêng. Tuy nhiên, để toán học ứng dụng có thể đi vào cuộc sống với những hiệu quả thiết thực, Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng hơn khuyến khích và nâng cao chất lượng nghiên cứu, triển khai các thành tựu khoa học bằng toán học.

Giáo sư cũng cho rằng, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần có những chi phí cho nghiên cứu, tính toán tối ưu trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Các khoản chi phí này cần được coi là chi phí đầu tư cho phát triển.

* Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã trao giải thưởng về ứng dụng toán học giai đoạn 2005- 2010 cho ba nhóm tác giả: GS.TS Nguyễn Khắc Minh và các cộng sự thuộc trường ĐH Kinh tế quốc dân; Tiến sĩ Phạm Hồng Quang và các cộng sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Thạc sĩ Trần Cảnh và các cộng sự thuộc trường ĐH Xây dựng

 

                                                                                          Theo ND

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục