Năm 2010, lĩnh vực truyền hình (TH) bắt đầu nổi đình đám những cuộc cạnh tranh về vấn đề bản quyền, công nghệ, mua bán và phân phối kênh… Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phải đến năm 2011, sự cạnh tranh mới thực sự khốc liệt và hệ lụy của nó sẽ là khôn lường nếu cơ chế quản lý không theo kịp.

 

Những cuộc thao túng

Thực chất cuộc chiến bản quyền TH đã manh nha từ năm 2006, khi mà FPT châm ngòi nổ bằng việc mua bản quyền World Cup. Cùng với việc mua độc quyền bản quyền của chương trình thể thao nóng nhất hành tinh, FPT đứng ra bán bản quyền cho Đài THVN. Trước đòn chơi rất hiểm và cực mới này, VTC cùng hàng loạt các đài TH địa phương rất sốc và bối rối khi phải đàm phán năm lần bảy lượt mới được tiếp sóng.

Nhiều khán giả Việt Nam thiệt thòi khi không được xem các giải bóng đá lớn.     ảnh: T.L
Nhiều khán giả Việt Nam thiệt thòi khi không được xem các giải bóng đá lớn. ảnh: T.L

Tuy nhiên, cuộc chiến thực sự nổ ra vào năm 2010. Đầu tiên là cuộc chiến công nghệ TH. Năm 2010, các đài chạy đua nhau lắp đặt và cung cấp TH cáp, TH kỹ thuật số qua đầu thu sóng vô tuyến, TH qua Internet... Đối với TH cáp, đương nhiên các đài phải chạy đua lắp cáp. Đối với TH kỹ thuật số thì các đài đua nhau nhập khẩu đầu thu, cạnh tranh bán hàng và thu phí bán kênh. Mặt trận thứ hai là cuộc đua về việc mua độc quyền bản quyền các kênh TH quốc tế. Ngoài các kênh thể thao và phim truyện, các kênh TH về khoa học công nghệ, các chương trình giáo dục và giải trí cho trẻ em cũng được cạnh tranh gay gắt.

Mặt trận thứ ba cũng là lĩnh vực nóng nhất là bản quyền các chương trình thể thao như Ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha và gần đây nhất là giải bóng đá trong nước. Cần phải nhắc lại đòn thao túng làm chấn động làng giải trí thể thao qua TH VN trong năm qua là việc K+ mua độc quyền các giải bóng đá quốc tế đã khiến cho các đài TH gần như bó tay, không có cửa nào để lách. Chưa hết, sự thao túng này cũng đẩy các đài vào sự yếu thế khi phải thương lượng “đứt lưỡi” để được K+ chia sẻ bản quyền.

Chưa hết, gần đây nhất AVG cũng đã trở thành đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền truyền hình của giải đấu cao nhất bóng đá Việt Nam V-League. Thậm chí, AVG không chỉ mua một mùa bóng mà thương lượng mua đứt bản quyền tới 20 năm nữa. Với sự thao túng này, các đài TH một lần nữa sốc nặng và cho đến nay, việc đàm phán chia sẻ bản quyền vẫn chưa hạ hồi phân giải.

Những hệ lụy

Dù không quá nghiêm trọng, song cũng cần nói đến hệ lụy của cuộc chạy đua giữa các đài ở hai mặt trận TH cáp và TH kỹ thuật số. Với TH cáp, việc treo cáp khắp nơi không chỉ tạo nên khung cảnh “mạng nhện giăng phố”, mà các đài còn phải đào tung đường lên để lắp đặt. Chưa hết, các đài còn khá “chảnh” bằng cách khi thì tăng phí, cắt cúp nội dung, thậm chí là bớt kênh. Đối với TH kỹ thuật số, năm 2010 người xem từng phẫn nộ khi một số đài thay đổi tần số kênh, buộc người xem phải mua đầu thu mới với số tiền cao hơn. Bên cạnh đó, các đài cũng áp dụng tiểu xảo cứ thêm tiền mới mở thêm kênh...

Riêng đối với vấn đề thao túng các chương trình thể thao lớn thì trên thực tế, lâu nay vai trò của Đài THVN là cực kỳ quan trọng trong việc mua, trực tiếp thu, sản xuất và phát các chương trình thể thao lớn quốc tế cũng như trong nước đến khán giả cả nước. Bù lại cho việc phát miễn phí các chương trình này, Đài THVN có được lượng nguồn thu lớn từ quảng cáo. Tuy nhiên đến nay, khi bị cạnh tranh khốc liệt, Đài THVN đã bị yếu thế và mất đi một lượng khán giả không nhỏ cũng như nguồn thu lớn từ việc không có bản quyền để phát. Hệ lụy tất yếu và rất rõ ràng là khán giả cả nước mới thực sự là đối tượng thiệt thòi. Cho đến nay, ngoại trừ một vài thành phố lớn người dân có điều kiện trả tiền để xem các chương trình này, còn lại hầu hết các địa phương đều coi như... ngoài vùng phủ sóng.

Tuy nhiên, vấn đề không đơn thuần dừng lại ở câu chuyện bản quyền, thương mại mà nó lại thực sự trở thành vấn đề mang tính xã hội. Việc đa số người dân VN không hoặc khó theo dõi giải thể thao trong nước và quốc tế lớn đã gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia e ngại việc các đơn vị cứ chạy đua cạnh tranh kiểu này sẽ càng bị đối tác ép giá. Khi đó, chính các đơn vị và khán giả VN thua thiệt khi phải trả giá cao một cách không cần thiết. Trong khi đó, đây cũng là vấn đề mà cơ quan quản lý chưa thực sự có lời giải đáp phù hợp.

Theo đại diện Bộ TTTT thì dù cạnh tranh như thế nào, nhưng các DN và đơn vị cần cạnh tranh lành mạnh và hợp tác, chứ không phải kiểu cá lớn nuốt cá bé. Do đó trong thời gian tới, cần phải có sự điều chỉnh của Nhà nước, vì hiện nay luật pháp cùng hệ thống quy định vẫn chưa đầy đủ. Đại diện Bộ TTTT khẳng định, tiêu chí cuối cùng đưa ra là các đơn vị kinh doanh TH đều phát triển, xã hội và người dân đều phải được hưởng lợi chứ không phải cạnh tranh để triệt tiêu lẫn nhau.

 

                                                                            Theo VietNamnet

 

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục