Hai nhà du hành vũ trụ Mỹ trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 28/2 đã bắt đầu chuyến đi bộ ra ngoài khoảng không đầu tiên trong sứ mệnh cuối cùng của tàu con thoi Discovery để thực hiện công việc bảo trì và lắp đặt các thiết bị mới trên phòng thí nghiệm không gian này.

 

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết chuyến đi được khởi hành sớm nửa giờ so với kế hoạch ban đầu.

Trong lần bước ra ngoài khoảng không này, hai nhà du hành vũ trụ Steve Bowen và Alvin Drew có nhiệm vụ lắp đặt một đường dây cáp, module cố định Leonardo do Italy sản xuất, một máy camera góc và một đường ray lưu động để vận chuyển thiết bị phục vụ việc lắp một "kho dự trữ" cố định trên ISS.

Chuyến đi bộ ngoài khoảng không lần này dự kiến mất khoảng 6 giờ. Ngoài nhiệm vụ chính là lắp đặt kho trữ thiết bị, các nhà du hành vũ trụ còn thử nghiệm một "thông điệp trong chai" của Nhật Bản, theo đó họ phải gắn một chiếc hộp kim loại bên ngoài ISS để hút bụi chân không.

Dự án đáng chú ý này là một phần trong nỗ lực của NASA và Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nhằm lưu giữ "vết tích" của các nhà du hành vũ trụ rồi mang trở về Trái Đất.

Đây là lần bước ra ngoài khoảng không thứ 6 đối với phi hành gia Bowen, người thay thế Tim Kopra không thể lên vũ trụ như kế hoạch do bị chấn thương hồi tháng trước. Còn với phi hành gia Drew, đây là cuộc trải nghiệm đầu tiên bên ngoài khoảng không và ông cũng là người thứ 200 đi bộ ra ngoài khoảng không.

Ngoài hai phi hành gia trên, tàu Discovery trong chuyến đi cuối cùng trước khi "nghỉ hưu" còn mang theo bốn nhà du hành khác cùng đầy đủ các trang thiết bị để các phi hành gia trên ISS có thể tiến hành các cuộc thí nghiệm ngoài không gian.

Đặc biệt, tàu Discovery còn mang theo một người máy đầu tiên lên vũ trụ, có tên là Robonaut 2 (hay R2). Đây sẽ là "cư dân lâu dài" trên ISS. Trong vài tháng đầu, R2 sẽ được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm Destiny, sau đó phạm vi hoạt động và các ứng dụng của robot này có thể sẽ được mở rộng./.

 

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục