Nhiều cơ sở sản xuất may, dệt, nhuộm... có mức độ ô nhiễm môi trường cao. Ảnh: B.Lâm

Nhiều cơ sở sản xuất may, dệt, nhuộm... có mức độ ô nhiễm môi trường cao. Ảnh: B.Lâm

Di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường khỏi khu dân cư tại các làng nghề là chủ trương lớn của Hà Nội. Song đến nay, một số dự án cụm công nghiệp (CCN) làng nghề tập trung để di dời cơ sở gây ô nhiễm đang đứng trước nguy cơ thất bại vì nhiều nguyên nhân, từ vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) cho đến sử dụng sai mục đích…

 


Đóng góp lớn nhưng gây ô nhiễm nhiều

Hà Nội là địa phương có số làng nghề lớn nhất cả nước, với 1.350 làng có nghề, sản xuất, kinh doanh hàng chục nhóm nghề. Làng nghề đang góp phần tích cực giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động. Năm 2010, giá trị sản xuất của làng nghề khoảng 8.665 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch toàn TP. Nhưng mặt trái lại là tình trạng ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.


Tại các làng nghề chế biến nông sản, may, dệt, nhuộm như: Hữu Hòa (huyện Thanh Trì), Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức); Tân Hòa (huyện Quốc Oai); Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ)... mức độ ô nhiễm môi trường là rất cao. Với gần 2.000 hộ gia đình đang sản xuất nghề may, nhuộm, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) là một trong những làng nghề lớn nhất khu vực phía Tây Hà Nội. Ông Trần Huy Lữ, Chủ tịch UBND xã thừa nhận, ngoài ô nhiễm không khí do bụi, than từ các lò sản xuất nằm giữa khu dân cư, ô nhiễm nước mặt ở Tam Hiệp đã đến mức báo động từ lâu. Ao hồ đều đã bỏ hoang từ nhiều năm nay, dân không dám thả cá vì cá không thể sống. Các cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân cư còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.

Tại Đa Sĩ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, theo ông Đinh Công Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sĩ, làng có khoảng 900 hộ làm nghề, 200 hộ cung ứng than, sắt, gỗ và thu mua sản phẩm, chiếm 90% số hộ trong làng. Tuy nhiên, do phát triển tự phát nên đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về môi trường và vệ sinh an toàn lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của người dân.

Quản lý chặt các cụm công nghiệp làng nghề

Thời gian qua, TP đặc biệt coi trọng việc quy hoạch không gian làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường. Hà Nội đã rà soát và quy hoạch tổng thể phát triển 103 khu, cụm công nghiệp làm cơ sở di chuyển điểm gây ô nhiễm ra CCN tập trung. Dự kiến đất cho phát triển làng nghề là 1.424ha. Vào thời điểm này, Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 56 CCN làng nghề với diện tích 517,7 ha, thu hút 2.361 dự án.

Chủ trương là thế nhưng hàng loạt dự án đã được khởi động từ lâu, đến nay vẫn "đắp chiếu". Theo ông Trần Huy Lữ, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, nhận rõ nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ năm 2008, xã đã triển khai dự án điểm dịch vụ tiểu thủ công nghiệp làng nghề rộng 9.000m2, do các hộ sản xuất gây ô nhiễm trong làng bỏ vốn đầu tư. Nhưng từ năm 2008 tới nay, dự án này vẫn không thể thực hiện được vì ách tắc GPMB. Dù chính quyền đã áp dụng chính sách bồi thường linh hoạt, bảo đảm tối đa quyền lợi cho người bị thu hồi đất song một số hộ vẫn bất hợp tác.

Trao đổi với chúng tôi về dự án thí điểm di dời cơ sở gây ô nhiễm ở Tam Hiệp, ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ xác nhận dự án nói trên đã kéo dài nhiều năm do vướng GPMB. Người dân bị thu hồi đất cứ đòi bồi thường giá cao. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, huyện đang rà soát lại quy trình thực hiện thủ tục đầu tư, lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường để lên phương án cưỡng chế thu hồi đất phục vụ thi công. Toàn bộ công việc sẽ phải hoàn thành trong tháng 3-2011, không để dự án kéo dài, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Tại làng nghề Vạn Điểm (huyện Thường Tín) chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dù đã có gần 200 hộ sản xuất được sắp xếp ra CCN làng nghề nhưng CCN này đã bị "biến tướng" thành khu dân cư kết hợp sản xuất nghề. Hơn 80% số hộ xây dựng nhà cao tầng trong CCN. Một số nơi, diện tích của CCN chủ yếu được các hộ bố trí làm điểm giao dịch, còn việc sản xuất vẫn làm ở xưởng gia đình.

Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, bảo vệ môi trường và tránh tình trạng CCN làng nghề bị "biến tướng", thời gian tới, TP cần chuyển đổi chủ đầu tư CCN làng nghề từ UBND cấp huyện, xã sang doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển CCN. Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, chính quyền các địa phương cần cương quyết với những trường hợp chây ỳ, chống đối.
 
                                               Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục