Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, trong phiên họp cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới, Việt Nam sẽ đề nghị Lào trì hoãn xây dựng đập Xayaburi trong 10 năm để có nghiên cứu đầy đủ hơn.

 

Trước đó, tại cuộc họp hôm 19/4 của Uỷ hội sông Mekong (MRC), các nước đi đến nhất trí sẽ đưa vấn đề Xayaburi lên cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới. Việt Nam và Campuchia đều khẳng định rằng, cần có nghiên cứu về kỹ thuật, những tác động môi trường và sinh kế của người dân từ dự án đập Xayaburi một cách cụ thể hơn.

Dự
Vị trí dự án đập Xayaburi trong khu vực hạ Mekong. Đồ họa: NYT

"Bên cạnh nội dung đề nghị trì hoãn việc xây dựng đập trong 10 năm, Việt Nam cũng đang đề nghị phía Lào tiếp tục cung cấp tài liệu để có nghiên cứu đầy đủ hơn", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Phạm Khôi Nguyên cho biết. "Đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị mời các tổ chức quốc tế phối hợp nghiên cứu", ông nói thêm.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, qua nhiều hội nghị tham vấn, các chuyên gia và nhà quản lý của các nước thuộc Ủy hội sông Mekong (MRC) đã cho thấy sự quan ngại về dự án đập Xayaburi ảnh hưởng tới môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân, trong đó có Việt Nam.

"Đập Xayaburi xây dựng tạo tiền lệ cho 11 đập thủy điện khác được xây dựng, nếu tất cả đập thủy điện đều được khởi công mà chưa đánh giá hết tác động, ảnh hưởng tới môi trường và sinh kế của người dân trong lưu vực sông nói chung và với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thì hậu quả sẽ rất lớn", ông Nguyên nhấn mạnh.

Đánh bắt cá trên sông Mekong. Ảnh: NYT.

Theo tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên phó Tổng thư ký mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), đập Xayaburi được xây dựng sẽ không mang đến bất kì lợi ích nào cho Đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đe dọa trực tiếp đời sống của 20 triệu dân và ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia cũng như khu vực.

"Tất cả 12 bậc thang thủy điện dự kiến là các thủy điện không điều tiết, chỉ phục vụ duy nhất một mục đích là phát điện, không có tác dụng điều hòa nguồn nước, giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy mùa khô", ông Tứ nói.

Tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia về thủy lợi cho hay, việc xây đập sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và trực tiếp đến người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi nguyên tắc các hồ có dung tích lớn, càng gần Việt Nam như Sambor và Stung Treng (Campuchia) thì tác động càng nhiều đến môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, kể cả đa dạng sinh học.

"Khi xây dựng 12 bậc thang sẽ phải phá rừng nhiều, lắng đọng phù sa trong lòng hồ, tác động đến thủy sản, thay đổi chế độ dòng chảy gây xói lở hạ lưu", ông Trường nói thêm.

Theo ước tính của các chuyên gia, số lượng phù sa Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ giảm từ 26 triệu tấn/năm xuống còn khoảng 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn làm giảm số lượng các loài cá, ảnh hưởng đến các loài thủy sản và sự đa dạng sinh học của khu vực này.

Xayaburi ở phía bắc Lào, là dự án đầu tiên trong tổng số 12 công trình dự kiến sẽ được xây dựng trên dòng chính của Mekong, con sông lớn đầy phù sa và cá, chảy từ Trung Quốc qua 4 quốc gia vùng hạ Mekong gồm Thái, Lào, Campuchia và Việt Nam.

 

                                                                          Theo VnExpress

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục