Một con khỉ bị bắt trong rừng tại Campuchia.
Ngày 28/4, các cơ quan thực thi pháp luật về kiểm soát các loài hoang dã ở khu vực biên giới Campuchia và Việt Nam tổ chức tọa đàm, nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.
Hội thảo do Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Tây Ninh tổ chức, với sự hỗ trợ kĩ thuật từ TRAFFIC- mạng lưới kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã, và WCS - Hiệp hội bảo tồn động thực vật hoang dã.
Đại diện các cơ quan sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất nhận thức và đưa ra kế hoạch hợp tác, trao đổi thông tin hiệu quả hơn giữa các bên về vấn đề kiểm soát, giảm thiểu hành vì buôn bán trái phép các loài hoang dã tại khu vực biên giới.
“Buôn bán trái phép các loài hoang dã đang trở thành một thách thức trong khu vực, nên các nước phải hợp tác chặt chẽ hơn với nhau” tiến sĩ Hà Công Tuấn, Phó tổng cục trưởng lâm nghiệp Việt Nam nói.
Việt Nam và Campuchia đều nỗ lực phòng chống buôn bán trái phép các loài hoang dã ở vùng biên giới mỗi nước, nhưng đến nay hợp tác giữa hai bên vẫn còn hạn chế.
Hiện cơ chế hợp tác quan trọng nhất được biết đến trong khu vực là Mạng lưới thực thi pháp luật về các loài hoang dã của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN WEN). Mạng lưới bao gồm 10 thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam và Campuchia, với mục tiêu chống buôn bán và khai thác trái phép động thực vật hoang dã.
Theo VnExpress
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.