Là nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn cùng đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu nhất cả nước, thế nhưng trong 3 năm qua, Hà Nội chỉ có 72/375 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp thành phố được các trường ĐH, CĐ triển khai thực hiện. Con số khiêm tốn này được cho là chưa xứng với tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường.

 

Chưa có đầu mối tập hợp

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Lương nêu ví dụ từ trường mình: So với thực tiễn đặt ra thì số lượng đề tài cấp sở và các dự án sản xuất thử nghiệm chưa nhiều. Đơn cử như đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ các cấp mỗi năm, song trong giai đoạn 2001-2009, trong số các đề tài, dự án do trường đề xuất và thực hiện, chỉ có 47 đề tài phục vụ trực tiếp Thủ đô. Trong hai năm qua thì chỉ có 8 đề tài /dự án cấp Sở KHCN Hà Nội đã và đang được thực hiện tại trường.


Trong quá trình phát triển các hoạt động kinh tế xã hội Thủ đô đòi hỏi phải thường tiếp cận và cập nhật được các thành tựu KHKT mới nhất và kịp thời nghiên cứu, ứng dụng một cách phù hợp với điều kiện và yêu cầu của Hà Nội. Để làm được điều đó, Hà Nội phải sử dụng một đội ngũ đông đảo cán bộ KHKT ở trình độ cao trên mọi lĩnh vực. Hà Nội không thể có riêng đội ngũ này mà phải khai thác, huy động từ nhiều cơ quan, trong đó có các trường ĐH, CĐ.

Ông Nguyễn Cảnh Lương cho rằng: Về công tác quản lý, sự phối hợp giữa Sở KHCN với nhà trường chưa chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện đề tài, nên chăng cần tăng cường việc theo dõi, giám sát và tổ chức Hội đồng khoa học để đánh giá các kết quả nghiên cứu nhằm phần nào bảo đảm ngân sách nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, thiết thực hơn.

Nhằm tăng cường sự phối hợp giữa thành phố với các trường ĐH trên địa bàn, lãnh đạo nhiều trường đồng ý với Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Vịnh của trường ĐH Giao thông Vận tải: Cần xây dựng một đơn vị đầu mối có chức năng tập hợp đầy đủ thông tin, nhu cầu về nhiệm vụ KHCN cần giải quyết mà các trường ĐH, CĐ có thể tham gia, cung cấp cho các trường, hoặc các trường có thể tìm kiếm để hợp tác, tham gia thực hiện. Trước mắt có thể thành lập một website riêng để phục vụ công tác này. Hiện tại, ông Nguyễn Văn Vịnh cho rằng: Sự gắn kết, trao đổi thông tin, đề xuất nhiệm vụ KHCN giữa các trường với các ban, ngành chức năng của Hà Nội và các địa phương còn thiếu hẳn một cơ chế, một tổ chức để khâu nối và triển khai.

Đặt hàng và tạo không gian mở

Theo ông Nguyễn Cảnh Lương, hằng năm các trường mới chỉ chú trọng đến việc đề xuất, triển khai các loại đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, và các đề tài có yếu tố nước ngoài mà chưa thực sự quan tâm đến công tác triển khai, thực hiện các đề tài cấp sở. Ông Nguyễn Văn Vịnh nói thêm: Các trường ĐH, CĐ cần chủ động "đi thực tế" tới các địa phương nhằm nắm bắt nhu cầu từ thực tiễn, từ đó xây dựng các chương trình nghiên cứu gắn liền với thành phố.

Theo đánh giá của Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Nguyễn Quang Kim về khả năng cũng như nhu cầu trong sự phối hợp NCKH của trường với Sở KHCN Hà Nội thì, do đặc thù chuyên môn, các đề tài của nhà trường là các đề tài cấp bộ, đề tài độc lập cấp Nhà nước... nhưng vẫn có nhiều đề tài liên quan mật thiết đến Hà Nội. Đặc biệt, việc Hà Nội mở rộng lại càng đặt ra cho các chuyên gia của trường hướng nghiên cứu gắn với Thủ đô.

Bên cạnh các ý kiến đặt nặng vai trò đầu mối của Sở KHCN, ông Nguyễn Quang Kim đã nêu ra một khía cạnh đáng chú ý liên quan tới sự phối hợp mà các bên đang tìm kiếm: Do đặc thù chuyên ngành nên một số hoạt động KHCN của trường không thể dàn trải ở mọi lĩnh vực một cách toàn diện mà cần hợp tác đi sâu và có sự phối hợp với các lĩnh vực khác một cách đồng bộ, liên ngành (ví dụ như thủy lợi, nông nghiệp, giao thông, xây dựng hạ tầng đô thị), có kế hoạch do các sở chủ trì tạo ra không gian mở cho NCKH của các nhà trường.

Phó Hiệu trưởng Nguyễn Tất Cảnh, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng nêu giải pháp để sự phối hợp giữa các bên được chặt chẽ: Hà Nội cần mạnh dạn đầu tư đặt hàng cụ thể với mỗi trường nhiệm vụ để hoàn thiện công nghệ phục vụ Hà Nội. Còn các trường ĐH, CĐ, cần xác định quan điểm nghiên cứu phục vụ nhu cầu thực tế đối với các nhà khoa học một cách rõ ràng. Đồng thời Hà Nội cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tại địa bàn.
 
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và nhiều trường khác cùng đề cập đến một "đầu mối" quan trọng, đó là Đảng ủy Khối các trường ĐH và CĐ Hà Nội. Đảng ủy khối nhiều thuận lợi nhất trong việc lãnh đạo, tập hợp đội ngũ trí thức thuộc tất cả các lĩnh vực. Để phát huy vị thế này, Đảng ủy Khối cần được Thành ủy giao như một đơn vị đầu mối trong việc huy động sự tham gia, tập hợp lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong các trường về vấn đề phát triển Thủ đô.

                                                                        Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục