Giảng viên Trường đại học Yersin (Đà Lạt) hướng dẫn sinh viên thực hành nghiên cứu khoa học.

Giảng viên Trường đại học Yersin (Đà Lạt) hướng dẫn sinh viên thực hành nghiên cứu khoa học.

Trong hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng. Nó không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

 

Những kết quả bước đầu

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), từ năm 2006 đến 2010, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu (ÐH, CÐ, VNC) trực thuộc ngành GD và ÐT đã thực hiện được 67 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước thuộc các chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm và khoa học xã hội, nhân văn; 503 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; 26 đề tài độc lập cấp nhà nước; 53 nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với nước ngoài theo nghị định thư... Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn triển khai thực hiện 32 nhiệm vụ ươm tạo công nghệ, 331 đề tài trọng điểm cấp bộ...

Theo PGS, TS Tạ Ðức Thịnh, Vụ trưởng Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ GD và ÐT), hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) trong GD và ÐT hiện nay được đẩy mạnh và có nhiều kết quả cụ thể từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng đến hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ (KH và CN) phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều chương trình, đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn đạt kết quả cao. Ðiển hình như Trường đại học Xây dựng thực hiện đề tài KC.09.15/06/10 'Nghiên cứu điều kiện kỹ thuật môi trường biển và nền móng công trình nhằm xác định luận chứng kinh tế  - kỹ thuật xây dựng công trình biển vùng nước sâu Việt Nam' thuộc chương trình KH và CN trọng điểm cấp nhà nước do GS, TS Phạm Khắc Hùng thực hiện từ năm 2008-2010. Theo nội dung đề tài, đã có một nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài, một nghiên cứu sinh đang thực hiện nghiên cứu và tám học viên cao học hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật.

Ðáng chú ý, các cơ sở đào tạo khối nông - lâm - ngư - y từ năm 2006 đến 2010 đã có tổng số 5.900 đề tài, dự án được thực hiện, trong đó có 38 đề tài cấp nhà nước. Nhiều đề tài có những đóng góp ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn  phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Ðiển hình như ba giống lúa TH3-3 của PGS, TS Nguyễn Thị Trâm và cộng sự thuộc Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội lần đầu được chuyển nhượng với giá 10,3 tỷ đồng. Hay kết quả nghiên cứu, chuyển giao một số giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất và khí hậu ở miền trung của Trường đại học Nông- Lâm Huế gồm: giống lạc DT1, DT2, DT3, các giống ngô, bảo tồn giống ngô Cồn Hến cho hiệu quả thiết thực.

'Bắt tay' với địa phương và doanh nghiệp

Những kết quả đạt được cho thấy NCKH và CGCN  giữ vai trò ngày càng quan trọng trong GD và ÐT nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế và yêu cầu đặt ra của công cuộc CNH, HÐH đất nước thì những kết quả này vẫn còn khiêm tốn. Theo PGS, TS Trần Văn Bình (Ðại học Bách khoa Hà Nội), một trong những nguyên nhân khiến kết quả NCKH và CGCN còn hạn chế là do phần lớn những kết quả nghiên cứu vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa đủ điều kiện để áp dụng quy mô công nghiệp, số công trình đưa vào áp dụng thực tiễn chưa nhiều, nhất là gắn NCKH với sản xuất, kinh doanh chưa tốt. PGS, TS Phạm Hồng Chương (Trường đại học Kinh tế Quốc dân) thì cho rằng, công tác kế hoạch hoạt động NCKH của các trường đại học Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng thiếu sự chủ động, sáng tạo của các nhà khoa học; việc phân bổ các đề tài nghiên cứu vẫn mang tính cào bằng, đầu tư chưa có trọng điểm; ngân sách hằng năm dành cho hoạt động NCKH tại các trường phân tán...

Ðể NCKH và CGCN góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và là đòn bẩy phát tiển kinh tế - xã hội, cần có những giải pháp thích hợp, đồng bộ. Kỹ sư Phạm Huy Long (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang) khẳng định, cần nhân rộng kết quả nghiên cứu, sau khi đề tài kết thúc, trong đó, các cơ quan quản lý KH và CN cần kết hợp với cơ quan nghiên cứu chuyển giao kết quả tới những địa chỉ phù hợp như: chuyển các giải pháp, chính sách, quy hoạch được đề xuất tới cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn tại địa phương; phổ biến rộng rãi các tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân; chuyển giao các công nghệ cho các đơn vị, doanh nghiệp... PGS, TS Vũ Văn Liết (Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội) thì nhận định cần xây dựng các đề án để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của chương trình và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, KH và CN. Ðề tài KH và CN cần hợp tác với địa phương và doanh nghiệp nhằm gắn kết nhà trường và xã hội, đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cho cán bộ giảng dạy. Các trường cần cập nhật thông tin thường xuyên, nhiều chiều để biết nhu cầu thực tế sản xuất; trái lại, các địa phương, doanh nghiệp cũng nhận biết công nghệ các trường đang có  và có thể đưa vào địa phương, doanh nghiệp của họ.

Có thể nói, việc đẩy mạnh NCKH và CGCN trong các trường học cần có sự đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, đầu tư cho KH và CN; xây dựng các giải pháp thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và CGCN nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này cho cơ sở nghiên cứu. Ngành GD và ÐT hình thành cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành để phục vụ NCKH và CGCN, tập trung vào các ngành mũi nhọn và ưu tiên để có đủ điều kiện  phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và có thể thực hiện cùng nghiên cứu  hoặc nghiên cứu thuê cho các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài. Việc xây dựng các doanh nghiệp KH và CN trong trường đại học cũng cần được triển khai, nhân rộng nhằm phát triển  mô hình ươm tạo công nghệ, thu hút các nguồn lực tài chính của xã hội cho hoạt động NCKH và CGCN. Ðồng thời, hình thành và xây dựng các nhóm, các tập thể KH và CN mạnh theo hướng đa ngành, liên ngành để đề xuất, xây dựng các chương trình nghiên cứu phát triển GD và ÐT nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.

Mục tiêu phát triển KH và CN đến năm 2015

- Phấn đấu nguồn thu từ hoạt động KH và CN các trường đại học đạt 15%

- 100% đề tài, nhiệm vụ KH và CN cấp nhà nước, cấp bộ có tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% số công trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đăng trên tạp chí Khoa học thế giới.

 

                                                                                             Theo ND

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục