Để đảm bảo sức khỏe cho cụ Rùa trong thời tiết nắng nóng ở Hà Nội, diện tích bể điều dưỡng Rùa hồ Gươm sẽ được mở rộng thành 900 m vuông

 

Chiều qua, Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa hồ Gươm họp về tình hình sức khỏe của cụ Rùa, vấn đề xử lý nước hồ, và nguồn thức ăn dự trữ khi thả Rùa về hồ.

Rùa hồ Gươm từng bị thương và đã được các bác sĩ chăm sóc. Ảnh: Hà Hồng.

Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chấn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm, cho biết: "Sức khỏe cụ Rùa đã hoàn toàn bình phục, quá trình thử nghiệm nước hồ vừa qua cho thấy, cụ Rùa có thể quay trở lại sống môi trường hồ tự nhiên mà không có ảnh hưởng gì".

Tại cuộc họp, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu tăng diện tích bể điều dưỡng lên 900 m vuông, chiều cao là 1,8 m thay cho bể cũ. Bể hiện nay Rùa hồ Gươm đang sống có có kích thước là 100 m vuông, theo TTXVN. Thời gian thi công bể mới khoảng một tuần.

"Thời tiết nắng nóng, trong khi nước hồ chưa được cải tạo xong, do đó, không gian bể điều dưỡng cần mở rộng thêm nhằm đảm bảo sức khỏe cho cụ Rùa. Nguồn nước bơm vào vẫn là nước hồ để cụ Rùa thích nghi với môi trường sống tự nhiên", ông Tề nói.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục thả cá vào hồ làm thức ăn cho Rùa. Trước đó, chi cục thủy sản đã thả khoảng 60 nghìn con cá vào hồ Gươm, chủ yếu là cá trôi, mè và rô phi.

Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm dự thảo quy chế quản lý khu vực hồ Gươm để trình Ủy ban Nhân dân thành phố thông qua vào tháng 8/2011.

Rùa hồ Gươm được đưa lên bể chữa trị tại chân Tháp Rùa đầu tháng 4. Vết thương của cụ được nhóm chữa trị theo dõi chăm sóc cho đến khi lành lại. Rùa hồ Gươm là cá thể cái, nặng 170 kg, chiều dài 208 cm, chiều rộng 103 cm. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (CI), hiện trên thế giới còn 4 con rùa thuộc loài này, hai ở Việt Nam và hai ở Trung Quốc.

 

                                                                                 Theo VnExpress

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục