Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi (CN) hiện là vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Mặc dù phương thức và công nghệ CN đã và đang được cải thiện theo hình thức trang trại, gia trại quy mô đàn ngày càng lớn, song người dân vẫn chưa thoát được tình trạng "sống chung" với ô nhiễm. Điển hình cho tình trạng đó là thực tế tại khu CN tập trung Chi nhánh Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá, xã Tản Lĩnh (Ba Vì).

 

Sống chung với ô nhiễm


Mùi hôi thối bốc lên từ hầm khí sinh học và ao chứa nước thải khu CN lợn tập trung ở Chi nhánh Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Viện Thuốc lá), xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì khiến chúng tôi như nghẹt thở. Chỉ người khỏe mạnh và thích ứng tốt mới chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường như thế này. Bà Đoàn Thanh Hoài, nhân viên Viện Thuốc lá cho biết: "Khổ nhất là những ngày thời tiết thay đổi, gió lùa khiến thôn Yên Thành tràn ngập mùi phân lợn". Theo bà Hoài, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải phát tán từ quá trình CN ở khu vực này đã gây bức xúc từ lâu người dân địa phương phản ứng quyết liệt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đình Minh, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Ba Vì cho biết, vào cuối năm 2009, sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng của huyện đã xử phạt hành chính các hộ khu CN Viện Thuốc lá 15 triệu đồng và yêu cầu chủ khu CN thực hiện nghiêm việc quản lý chặt chẽ và xử lý khí thải, chất thải, nước thải, tuyệt đối không được gây ô nhiễm, nếu tái phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn, bất chấp các quy định đã cam kết, các hộ CN trong Viện Thuốc lá tiếp tục vi phạm. Ông Phạm Hữu Hùng hiện là chuyên gia trong ngành CN và cũng là người trực tiếp góp vốn CN lợn ngoại thương phẩm tại Viện Thuốc lá thừa nhận, trong quá trình CN lợn theo hình thức trang trại quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại khép kín cũng khó tránh khỏi mùi hôi thối phát tán trong không khí. Ông Hùng cho rằng, ý kiến của người dân phản ánh khu CN gây ô nhiễm môi trường là có cơ sở, bởi thời gian qua, các hộ đều mở rộng quy mô CN lên 2.000 con, tăng gấp đôi so với trước.

Hướng tới CN hiệu quả, bền vững

Theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường trong CN đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Hà Nội mà xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc xử lý chất thải trong CN là vấn đề cấp thiết, song xử lý bằng phương pháp, kỹ thuật, công nghệ gì đi nữa phải được cơ quan chuyên môn hướng dẫn đầy đủ cho người CN. Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, trong kỹ thuật xử lý chất thải CN tại Hà Nội, các hộ thường áp dụng công nghệ khí sinh học (biogas) và chế phẩm sinh học EM để hạn chế ô nhiễm. Thế nhưng hiện nay đang xảy ra tình trạng một số hầm hoạt động không hiệu quả do lỗi kỹ thuật khi xây dựng cũng như trong quá trình vận hành. Minh chứng rõ nhất là việc vận hành xử lý hầm khí sinh học của các hộ CN lợn ngoại thương phẩm tại Viện Thuốc lá, xã Tản Lĩnh. Ở đây, người ta xây hầm khí quá lớn lại thiếu thiết bị sục khí làm phân hủy chất thải nên chất lượng nước thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay thành phố có khoảng hơn 470 trang trại nuôi lợn (chiếm 9,6% tổng đàn lợn toàn thành phố) tương tự khu CN lợn ngoại thương phẩm ở Viện Thuốc lá. Các trang trại CN này đã xây dựng hệ thống chuồng trại tiên tiến, một số đã sử dụng chuồng khép kín với thiết bị hiện đại, công nghệ cao nhưng đầu tư chưa đồng bộ hệ thống xử lý chất thải trong quá trình CN và chưa tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường nên chưa khống chế được tình trạng gây ô nhiễm, có nơi mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Để nâng cao chất lượng, giá trị và từng bước phát triển CN theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, bảo đảm vệ sinh môi trường, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2801, phê duyệt chương trình phát triển CN theo vùng, xã trọng điểm và CN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2010-2015. Dưới góc độ của nhà quản lý, ông Nguyễn Huy Đăng đề nghị chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về thực trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong CN; vận động người dân thay đổi hành vi, thực hiện các biện pháp góp phần giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm; bên cạnh đó cần phải xử phạt thật nặng những trang trại, cơ sở CN vi phạm.
 
              
                                                                       Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục