Lượng gỗ tịch thu tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông chủ yếu là gỗ nghiến.

Lượng gỗ tịch thu tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông chủ yếu là gỗ nghiến.

(HBĐT) - Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông là trong khu BTTN của tỉnh, có hệ động thực vật phong phú đa dạng, được đánh giá là Khu BTTN độc đáo của quốc gia. Thời gian qua, Khu BTTN này đang đứng trước tình trạng bị xâm hại tài nguyên rừng.

 

Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông Bùi Bình Yên cho biết: Công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu BTTN rất khó khăn. Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thành lập theo Quyết định số 2714 ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh với diện tích tự nhiên hơn 19.254 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp 16.800 ha chia ra: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Trong khu BTTN có 1.2000 người dân sinh sống. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã ít, từ nhiều đời nay, người sống dựa vào rừng và sử dụng các sản phẩm từ rừng. Nhu cầu người dân khai thác gỗ làm nhà sàn mới cũng rất cao. Theo thống kê sơ bộ, số lượng cưa xăng trong dân khoảng 300 chiếc. Vì vậy, việc kiểm soát  người dân vào rừng rất khó. Đây cũng là vấn đề nan giải đặt ra cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu BTTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông. Ngoài ra, Khu BTTN không có vùng đệm, do vậy việc tổ chức triển  khai một số hoạt động tuyên truyền cho người dân hoặc phối hợp với xã triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh khó thực hiện, người dân vùng ven vào khu BTTN mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Các đối tượng tham gia khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép ngày càng có tổ chức và manh động, thường xuyên lăng mạ, ném đá, chai xăng vào trụ sở làm việc, vào ô tô công vụ, đã xảy ra nhiều trường hợp công khai chống người thi hành công vụ. Cán bộ kiểm lâm thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Thông thường cứ 1 người vận chuyển gỗ có vài người cùng đi xe máy hỗ trợ, nhiều khi điều khiển xe tông thẳng vào cán bộ kiểm lâm. Thông tin liên lạc rất thuận tiện, khó để tổ chức vây bắt các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản. Từ ngày tuyến đường lên các xã vùng cao được khơi thông cũng là lúc mà công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, rừng bị xâm hại nhiều hơn. 5 năm qua, BQL Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông đã bắt giữ, xử lý 312 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, thu nộp ngân sách gần 375 triệu đồng, tịch thu 64,5 m3 gỗ các loại và 194 xe máy, 27 cưa xăng.

 

Trước tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra khá nghiêm trọng trong thời gian qua, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã nhiều lần nhóm họp đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông. Trong đó, thống nhất xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi xâm hại tài nguyên rừng trái phép. Rà soát quy hoạch rừng, xác định rõ chủ thể quản lý, gắn trách nhiệm của người dân và cơ quan quản lý tham gia quản lý rừng hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp căn bản để quản lý rừng bền vững là thực hiện những cơ chế, chính sách tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống cho người dân trong khu vực Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông.

 

Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông có tới 26 loại được liệt kê trong sách đỏ thế giới và đang bị đe dọa, 56 loài được xếp vào danh sách các loại bị đe dọa của Việt Nam và có 2 loại đặc hữu là gấu và sơn dương, 667 loại thực vật có mạch thuộc 373 chi của 140 họ đã được ghi nhận. Trong  đó có 28 loài được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam và 10 loài trong sách đỏ của thế giới (năm 2008) và 14 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều quần thể trai, nghiến là những loài đang bị đe dọa nghiêm trọng được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp của sách đỏ thế giới.

 

                                                                                               

 

                                                                     Lê Chung

 

Các tin khác


Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục