Mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn)

Mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn)

(HBĐT) - Năm 2006, Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh triển khai Dự án “Tác động các biện pháp khoa học để tạo trầm trên cây dó bầu” với diện tích 15 ha tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng cây dó bầu đang phát triển tốt và chuẩn bị tiến hành việc cấy ghép trầm vào thân cây.

 

Thượng Tiến là một trong những xã nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Đây là một trong 4 khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh đang bảo tồn và phát triển hệ động động, thực vật phong phú, góp phần quan trọng làm đa dạng và cân bằng hệ sinh thái của vùng núi phía Tây Bắc. Việc đưa vào trồng thử nghiệm 1,2 vạn cây dó bầu lấy trầm ở xã Thượng Tiến không chỉ để bổ sung thêm loài thực vật cho Khu bảo tồn mà còn giúp người dân địa phương có thêm việc làm và thu nhập từ việc khai thác trầm, không gây hại đến tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

 

Năm 2010, Dự án “Xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc” triển khai với diện tích 40 ha tại xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn đã góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất cho người dân nơi đây. Cây sắn vốn là cây trồng chủ yếu của nhân dân miền núi, tuy nhiên trước đây, việc trồng và chăm sóc cây sắn bằng tập quán truyền thống, cộng với giống bản địa, nên hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Dự án được triển khai đã cung cấp cho người dân phương pháp sản xuất mới bằng giống sắn cao sản, có sự thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, nên đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng trăm đề tài khoa học, kỹ thuật được triển khai trên địa bàn tỉnh hàng năm. Trong những năm gần đây, các cấp, ngành trong tỉnh đã tích cực nghiên cứu, xây dựng nhiều đề tài KH-CN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến mới trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Theo ông Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh, các đề tài KH-CN được nghiên cứu và ứng dụng đã bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân, đem lại hiệu quả xã hội tích cực. Đơn cử như việc thực hiện Dự án “Mô hình liên kết hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an sinh xã hội” đã huy động sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhân dân. Việc liên kết hoạt động KH-CN đã khai thác hiệu quả các tiềm năng về tài nguyên, sức lao động ở địa phương, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế phù hợp, nâng cao nhận thức về KH-KT cho người lao động, giữ gìn môi trường bền vững… Hay như đề tài khoa học “Nhận diện hiệu quả chính sách sau 30 năm di chuyển dân tái định cư vùng hồ sông Đà”. Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng việc triển khai các chính sách của Nhà nước, khảo sát thực tế tình hình đời sống của người dân và ảnh hưởng của 2 giai đoạn dự án được thực hiện trong thời gian qua, các nhà quản lý có một cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội tại vùng tái định cư, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp hơn trong quá trình thực hiện giai đoạn 3 của Dự án, đồng thời là bài học kinh nghiệm để triển khai thực hiện các dự án tái định cư xây dựng Nhà máy thủy điện sau này.

 

Đánh giá về hiệu quả của việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài KH-CN trong đời sống xã hội của tỉnh, ông Đan Tiếp Phúc khẳng định: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các đề tài KH-CN đã được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm và hiệu quả xã hội đang ngày càng được nâng cao, có sự gắn bó giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với sản xuất và đời sống, góp phần tạo ra sự chuyển biến về năng suất chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

 

                                             Ngọc Vinh

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục