CNTT- TT là ngành kinh tế mũi nhọn của VN. (Ảnh minh họa)

CNTT- TT là ngành kinh tế mũi nhọn của VN. (Ảnh minh họa)

Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Doanh nghiệp CNTT của Pháp đưa ra nhận định: Việt Nam chắc chắn sẽ là thị trường rất tiềm năng trong thời gian tới.

Hội thảo “Thách thức và triển vọng phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ở Việt Nam: cơ hội hợp tác thương mại Pháp - Việt” vừa được Bộ Thông tin - Truyền thông và Cơ quan Thương mại Pháp (Ubifrance) tổ chức  ngày 13/9.

Đây là một diễn đàn mở để các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam và Pháp trao đổi kinh nghiệm, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và thực hiện chiến lược đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.

 
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng khẳng định Chính phủ Việt Nam coi CNTT-TT vừa là một ngành kinh tế, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Các cơ quan nhà nước luôn quan tâm, ban hành và đảm bảo thực thi nhất quán các chính sách thúc đẩy CNTT-TT. Ông Hồng cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Năm 2010, doanh thu ngành CNTT-TT đạt trên 7,6 tỉ USD. Một số lĩnh vực có mức tăng trưởng cao như công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ A.T.Kearney thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia hấp dẫn về gia công phần mềm. Năm 2010, Việt Nam có 26,7 triệu người sử dụng internet, đạt khoảng gần 30% dân số, tăng 10 lần so với năm 2003 và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 khu vực Châu Á và thứ 18 thế giới.

Nhiều DN kinh doanh trong lĩnh vực CNTT của  Pháp cũng đưa ra nhận định Việt Nam chắc chắn sẽ là thị trường rất tiềm năng trong thời gian tới, đặc biệt là phần mềm, phần cứng, công nghiệp phụ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành CNTT.

 

                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục