Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ TT-TT thực hiện giai đoạn hai Dự án thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng kinh phí hơn 50 triệu USD.

 

Sau thành công của Dự án BMGF-VN vừa được quốc tế công nhận tại Diễn đàn eWorld 2011 (New Delhi, Ấn Độ, 2/8/2011), Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) thực hiện giai đoạn hai dự án tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo đó, tổng kinh phí giai đoạn hai dự án là hơn 50 triệu USD, trong đó, Quỹ Bill & Melinda Gates viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD, Microsof tài trợ 3,6 triệu USD (để mua máy tính) và số còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam.

Ông Trần Đức Lai - Thứ trưởng Bộ TT-TT, Trưởng ban chỉ đạo Dự án thí điểm khẳng định, dự án thí điểm này đã thực sự góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin thông qua máy tính và internet cho người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin.

 


N
hiều thanh niên nông thôn đã được tạo điều kiện tiếp cận với intrernet. (Ảnh: CTV)

TS Phan Hữu Phong - Giám đốc Ban quản lý dự án BMGF-VN cho biết, Dự án thí điểm giai đoạn một đã triển khai với tổng kinh phí khoảng 2,18 triệu USD (chủ yếu do Quỹ Bill & Melinda Gates - BMGF tài trợ) được Bộ TT-TT triển khai từ 2009-2011.

Dự án đã hoàn thành việc cung cấp và lắp đặt thiết bị máy tính, công tác thông tin tuyên truyền về các ứng dụng và lợi ích của việc sử dụng, truy nhập internet, về chính sách ICT của nhà nước cho nông thôn. Tổ chức các khoá đào tạo tin học và truy cập internet cho hàng ngàn lượt người dân,  cũng như các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, ứng xử, phục vụ khách hàng cho cán bộ tại 99 điểm truy cập viễn thông công cộng là các bưu điện văn hoá xã (BĐVHX), thư viện tỉnh, huyện, thư viện của bệnh viện, trường học và UBND cấp xã tại ba tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Trà Vinh. Đây là những tỉnh khó khăn, mang tính điển hình đại diện cho ba vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

 Theo ông Phong, một trong những thành công của dự án thí điểm là bổ sung và thay đổi hình thức phục vụ truyền thống và tư duy phục vụ kinh doanh cho các thư viện công cộng và  Bưu điện Văn hóa xã. Số liệu thống kê cho thấy, tại các điểm triển khai thí điểm, số lượng khách hàng đã tăng từ bình quân gấp 4- 10 lần so với trước đó.

 

                                                                               Theo Dantri

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục