(HBĐT) - Trước những năm 60, 70 của thế kỷ 20, xóm Xăm Pà, xã Nà Mèo (Mai Châu) đang ở bây giờ là khu rừng nguyên sinh, chủ yếu là cây trò chỉ, sến, trai, nghiến và nhiều loại cây thuốc, động vật quý hiếm. Nhưng do nhận thức của một thời khai phá rừng, đất rừng không hợp lý, lấy đất để trồng lúa nương, ngô, sắn, làm ruộng bậc thang để cấy lúa nước, cây gỗ chặt hạ theo chỉ tiêu khai thác giao hàng năm của Nhà nước dẫn đến hệ sinh thái rừng thay đổi.

 

Đặc biệt, nguồn nước cạn, năng suất các loại cây trồng giảm dần mỗi năm, ruộng không có nước gieo cấy, vật nuôi, cây trồng thường xảy ra dịch bệnh. Đời sống con người, nước sinh hoạt khan hiếm, xảy ra một số dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt rét năm 1985 - 1986.

 

Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cùng với hộ gia đình trong thôn, xóm bàn bạc khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn nước để trước mắt có nguồn nước cho sinh hoạt, dần dần đủ nước phục vụ SXNN, trong đó lấy vấn đề “an toàn lương thực”, dập tắt các ổ dịch được đặt lên hàng đầu. Theo đó, từ năm 1992 - 1994, thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và chính sách hỗ trợ kinh phí cho khoanh nuôi, bảo vệ và làm giàu rừng của Nhà nước với cách xác định hướng đi đúng cùng cơ chế, chính sách phù hợp. Đến nay, xóm Xăm Pà có diện tích rừng tự nhiên 420,8 ha, trong đó, rừng phòng hộ khoanh nuôi, bảo vệ 223,7 ha, rừng trồng 6,6 ha, độ che phủ đạt trên 70%. Xóm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, không có hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 56 hộ, hàng năm giảm từ 2 - 3 hộ nghèo. Riêng khu rừng trò chỉ  20,9 ha được khoanh nuôi, bảo vệ là hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng nên ngoài việc phòng hộ tạo nguồn sinh thủy, còn có những loại cây thuốc quý hiếm (lâm sản ngoài gỗ) có thể kể đến như: thuốc chữa bệnh gan, thận, dạ dày..., đặc biệt thuốc bó liền xương khi bị gãy hoặc dập nát rất hiệu quả.

 

Với những nguồn lợi cho cộng đồng trước mắt và lâu dài, năm 2011, ông Lê Đức Phượng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Châu đã đề xuất ý kiến với UBND xã Nà Mèo, trưởng xóm Xăm Pà cùng với 74 hộ gia đình bàn bạc xây dựng bản cam kết bảo vệ rừng với các nội dung: không tham gia khai thác gỗ trái phép; không buôn bán lâm sản trái phép; không sử dụng cưa xăng trái phép; không phá rừng làm nương trái phép; chỉ lấy gỗ làm nhà khi được cấp giấy phép; canh tác nương rẫy đúng quy định; tich cực giáo dục các thành viên trong gia đình thực hiện 6 nội dung trên; tích cực đấu tranh tố giác những người cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong thôn, xóm được các hộ nhất trí thông qua ký “cam kết bảo vệ rừng”, để người dân trên địa bàn luôn đề cao nhận thức việc bảo vệ rừng xóm Xăm Pà đã kẻ một số tấm biển treo tại các lối đi vào rừng hoặc trung tâm xóm và xây dựng điểm quan sát lửa rừng.

 

Từ cuối năm 2008, ông Lê Đức Phượng đề xuất ý kiến và được Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) thông qua thành viên “mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa” quan tâm giúp đỡ xây dựng một số hoạt động trong dự án “Biến đổi khí hậu với người dân bản địa, đẩy mạnh chiến lược REDD dựa trên quyền công bằng và vì người nghèo khu vực Đông Nam á” do các tổ chức dân sự, xã hội Chính phủ Na Uy, NORD tài trợ. Mục đích là thúc đẩy cách tiếp cận đảm bảo bảo vệ rừng lâu dài, quyền và những vấn đề của người dân tộc trong chiến lược REDD, giảm thiểu phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy  thoái rừng.

 

Từ năm 2009 - 2011, Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các xã, thị trấn, 1 lớp cho CB-VC Hạt Kiểm lâm và Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò về “Nâng cao nhận thức chiến lược REDD, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng”, 2 hội thảo “Biến đổi khí hậu với người dân bản địa”. Riêng xã Nà Mèo tổ chức được 1 lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo xã, có sự tham gia của một số cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Châu.

 

Trong thời gian tới, từ năm 2011 - 2015, Trung tâm sẽ triển khai một số hoạt động của dự án về một số mô hình kỹ thuật nông, lâm nghiệp, nâng cao nhận thức cho người dân về thực hiện pháp lệnh dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở tại xóm Xăm Pà, xã Nà Mèo, một số xóm ở xã Tân Sơn.

 

                                                             

                                                                      Vì Văn Dấng

                                                           (Trạm KN-KL Mai Châu)

 

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục