Khi một phản ứng hóa học xảy ra, hai hoạt chất kết hợp với nhau thì sẽ tạo ra một loại màu sắc cụ thể dưới ánh mặt trời.

Vì vậy, bằng cách đánh giá màu sắc của đối tượng, vật liệu, môi trường có thể xác định được những hợp chất có mặt bên trong nó. Nhưng không may là nhiều màu sắc nằm ngoài ba dải tần của ánh sáng (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong khi đó, thiết bị phân tích quang phổ có thể phát hiện phạm vi rộng hơn của ánh sáng, nhưng nó khá cồng kềnh và thường nằm trong phòng thí nghiệm, mẫu vật phải được vận chuyển đến. Nay, một nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv, Israel (TAU) đã chế tạo được loại cảm biến di động siêu quang phổ, có thể “nhìn thấy” hơn 1.000 loại màu sắc khác nhau. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ô nhiễm ở đúng vị trí đang xảy ra theo thời gian thực.

Siêu cảm biến quang phổ này có khả năng xử lý thông tin mạnh hơn 300 lần so với bộ não người và có thể thực hiện ở nhiều khoảng cách khác nhau. Giáo sư Eyal Ben-Dor, cha đẻ của phát minh trên, cho biết siêu cảm biến có thể đọc và phân tích ánh sáng phản xạ trong phạm vi từ 30cm đến 805km. Điều này giúp nó không chỉ làm việc trên mặt đất mà có thể đặt nó trên máy bay không người lái, khí cầu thời tiết, vệ tinh. Thậm chí nó còn có thể kết hợp với viễn vọng kính nên các nhà thiên văn học có thể sử dụng để xác định nội dung bầu khí quyển của hành tinh khác.

Trước mắt thì Ben-Dor cho biết nó được dùng để khảo sát trên đất liền và trên biển để xác định chất gây ô nhiễm, đặc biệt là quanh các ống dẫn khí, trong môi trường nông nghiệp, các bến du thuyền… Tóm lại là bất kỳ nơi nào có thể xảy ra ô nhiễm. Về lâu dài, cảm biến của TAU được sử dụng để đo cường độ của bê tông, xác định độ ô nhiễm bụi trong nhà cùng các ứng dụng ở những lĩnh vực khác như y học, dược học, công nghiệp may (theo Gizmag).

 

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục