Mô hình nhân giống đậu tương quy mô 3,8 ha thực hiện tại xã An Bình (Lạc Thủy) được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế, có sức lan rộng.

Mô hình nhân giống đậu tương quy mô 3,8 ha thực hiện tại xã An Bình (Lạc Thủy) được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế, có sức lan rộng.

(HBĐT) - Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố, phát triển, đồng hành cùng người nông dân trong chuyển giao KH-KT và chuyển tải các chính sách của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp; chia sẻ những thuận lợi, khó khăn hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

 

Năm 2011, hệ thống khuyến nông tỉnh đã thu hút các nguồn kinh phí của Nhà nước, doanh nghiệp, dự án, đoàn thể và người dân thực hiện được 768 lớp đào tạo, tập huấn cho 30.024 lượt người, trong đó, ở tỉnh mở được 26 lớp đào tạo cho cán bộ khuyến nông, huyện mở được 742 lớp tập huấn cho nông dân. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của dự án PSARD, hệ thống khuyến nông đã tổ chức được 412 lớp học hiện trường tại 210 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Trong tổ chức thực hiện, hệ thống khuyến nông đã thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Các lớp đào tạo, tập huấn được người dân, các bên liên quan đánh giá cao và năng lực của cán bộ khuyến nông được nâng lên rõ rệt. Quá trình tập huấn áp dụng phương pháp có sự tham gia nên nội dung phù hợp với nhu cầu người học, mặt khác, thông qua thảo luận, trao đổi, chia sẻ nên các lớp tập huấn đạt kết quả cao, có kiến thức kỹ năng vận dụng vào sản xuất và công tác. Theo thống kê chưa đầy đủ, nguồn kinh phí cho xây dựng mô hình trình diễn năm 2011 trên 4,2 tỉ đồng, trong đó, nguồn T.ư chiếm 25%, nguồn tỉnh chiếm 11%, nguồn huyện chiếm 57% và nguồn phối hợp 7%. Các mô hình được thực hiện tại 221 điểm trình diễn với 3.826 hộ nông dân tham gia. Các mô hình tập trung thực hiện theo các hướng như xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới để góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng như mô hình trồng thâm canh lúa, ngô, chăn nuôi lợn bản địa, trồng khoai lang Nhật, trồng tỏi tía... hay xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm an toàn như mô hình trồng rau hữu cơ, trồng nấm... Cùng với xây dựng mô hình, năm 2011, hệ thống khuyến nông còn quan tâm thực hiện các mô hình dạy nghề cho nông dân SX, gia công cơ khí dân dụng, SX chổi chít xuất khẩu. Một số mô hình có khả năng áp dụng và lan rộng cao gắn với thị trường bước đầu tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa đặc thù của địa phương như mô hình chăn nuôi lợn bản địa tại huyện Kim Bôi, Mai Châu; trồng tỏi tía, gà Mông tại huyện Mai Châu hay mô hình trồng rau hữu cơ huyện Lương Sơn... Bên cạnh hoạt động đào tạo, huấn luyện, hệ thống khuyến nông còn tổ chức các hoạt động tham quan ngoài mô hình nhằm học tập, trao đổi những kinh nghiệm về công tác KNKL, mô hình trang trại, điển hình SX giỏi, những tiến bộ về giống và một số công nghệ mới. Cụ thể, trong năm qua, toàn hệ thống đã tổ chức được 79 chuyến khảo sát, tham quan học tập cho 1.816 lượt người. Các chuyến khảo sát học tập góp phần vào thành công của công tác khuyến nông, nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật mới đã được áp dụng vào thực tế tại địa phương. Đối với mô hình trồng cây, sự có mặt của khuyến nông đã giúp thay đổi nhận thức của người nông dân trong canh tác, tiến bộ kỹ thuật đã làm cho cây trồng có năng suất cao tạo ra một vùng nguyên liệu lớn, người nông dân được tiếp cận với SXHH, nâng cao thu nhập... Bên cạnh việc chuyển giao kỹ thuật mới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tổ chức khảo sát giống lúa, ngô có chất lượng nhằm mục đích thay đổi giống, tận dụng tiến bộ về giống, tạo sự luân chuyển tránh sự canh tác quá lâu một loại giống ảnh hưởng đến năng suất.  

Có thể nói, thời gian qua, các chương trình khuyến nông đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy nhanh công cuộc XĐ-GN của tỉnh. Với kết quả đã đạt được, khuyến nông tỉnh tiếp tục tập trung xây dựng, khuyến cáo, chuyển giao kỹ thuật cho các mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá, chăn nuôi theo hướng trang trại, đặc biệt ưu tiên cho những cây, con đặc sản.

 

                                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục