Vườn ươm xã Độc Lập, Kỳ Sơn chuẩn bị sẵn sàng cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng năm 2012.

Vườn ươm xã Độc Lập, Kỳ Sơn chuẩn bị sẵn sàng cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng năm 2012.

(HBĐT) - Theo đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp, những năm gần đây, lợi ích kinh tế lâm nghiệp ngày càng được khẳng định đã làm chuyển biến nhận thức của người dân, là động lực khích lệ các hộ đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, các công ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động đều phát huy tính chủ động cao trong triển khai trồng rừng bằng nguồn vốn tự có, vốn vay.

 

Tại huyện Kim Bôi, những năm qua, trồng và bảo vệ rừng đang là hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao nên nhiệm vụ trồng rừng hàng năm luôn được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn quan tâm chỉ đạo và các hộ dân hưởng ứng tích cực. Năm 2012, huyện có kế hoạch trồng mới 1.200 ha, trong đó, rừng phòng hộ 100 ha và rừng sản xuất 1.100 ha. Hiện, trên địa bàn huyện có 21 vườn ươm lớn nhỏ, trong đó 10 vườn ươm trồng rừng theo dự án KfW7, 1 vườn ươm của lâm trường và rải rác ở các hộ khoảng 10 vườn ươm. Thời điểm này, các xã đã chuẩn bị hiện trường như phát dọn thực bì, cuốc đất, đào hố sẵn sàng phục vụ cho công tác trồng rừng. Các vườn ươm đã gieo ươm 142 vạn cây keo, 36 vạn cây lát và 70 vạn cây trám. Một số xã Cuối Hạ, Kim Truy, Kim Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Lập Chiệng đã trồng rừng sản xuất sau khai thác được gần 300 ha. Qua tìm hiểu, được biết, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hòa Bình đã chuẩn bị xong hiện trường, vật tư, hơn 1 triệu cây giống để hoàn thành trồng 800 ha rừng trên địa bàn một số huyện, trong đó trồng 100 ha cây bồ đề ở huyện Đà Bắc, còn lại là trồng keo. Nếu rà soát được thêm quỹ đất sẽ trồng tăng thêm 200 ha.

 

Được biết, kết thúc Tết trồng cây xuân Nhâm Thìn 2012, đến ngày 7/3, toàn tỉnh đã trồng mới được gần 500 ha rừng, trong đó, Kim Bôi trồng được nhiều nhất gần 300  ha, Mai Châu 68 ha, Lương Sơn 45 ha, Lạc Thủy 57 ha và Yên Thủy 28 ha.  Tuy nhiên, theo ông Bùi Xuân Nhẫn, Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp thì từ năm 2011, do dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã kết thúc, thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, trong điều kiện Chính phủ thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, do đó, chỉ ưu tiên phân khai các công trình chuyển tiếp là bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc rừng. Riêng chỉ tiêu trồng rừng lượng vốn phân bổ chỉ đảm bảo khoảng 20% so với kế hoạch xây dựng. Năm 2012, nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho lâm nghiệp rất hạn chế, khoảng trên 1 tỉ đồng, khả năng cân đối hỗ trợ từ ngân sách tỉnh hầu như không có kinh phí, tuy nhiên, một số đơn vị đã có kế hoạch hỗ trợ cho công tác lâm nghiệp như huyện Lạc Thủy năm 2011 đã hỗ trợ 750 triệu đồng cho lâm nghiệp và năm 2012 đã trình phương án hỗ trợ cây giống và nhân công cho các hộ trồng rừng với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha (tương đương khoảng 1 tỉ đồng).

 

Năm 2012, tỉnh đặt kế hoạch bảo vệ 75.000 ha rừng, khoanh nuôi, tái sinh 5.000 ha, trồng rừng mới 7.000 ha, trong đó, rừng phòng hộ 500 ha, rừng sản xuất 6.500 ha, duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh 46%. Do đó cần huy động mọi nguồn lực, trong đó, chủ yếu là nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và vốn tự có trong nhân dân để đầu tư trồng, quản lý bảo vệ rừng. Các huyện, thành phố cân đối ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư làm đường lâm nghiệp, sản xuất giống chất lượng và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Định hướng và khuyến khích sản xuất- kinh doanh gỗ lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích rừng. Các huyện, thành phố tổ chức hội nghị triển khai đến cấp xã, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể đến từng cơ sở, tổ chức doanh nghiệp trong lựa chọn loài cây trồng, chuẩn bị hiện trường, sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tiến hành rà soát các tổ chức, doanh nghiệp, chủ rừng quản lý, sử dụng rừng, đất rừng sai mục đích và không hiệu quả, kiên quyết thu hồi, giao lại cho các chủ rừng khác quản lý sử dụng.

 

 

 

                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục