Điểm bẫy đèn thôn Công - thị trấn Đà Bắc giúp theo dõi rầy di trú và dự báo lứa sâu phục vụ công tác dự tính, dự báo.

Điểm bẫy đèn thôn Công - thị trấn Đà Bắc giúp theo dõi rầy di trú và dự báo lứa sâu phục vụ công tác dự tính, dự báo.

(HBĐT) - Những ngày này, trạm BVTV huyện Đà Bắc đang tăng cường cán bộ về cơ sở bám sát đồng ruộng, hướng dẫn và cùng nông dân nắm bắt, theo dõi chặt tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng.

 

Trong vụ xuân, huyện tập trung vào 3 loại cây chính là lúa, mía và ngô. Năm nay, diện tích ở cả 3 loại cây này đều đạt và vượt kế hoạch đề ra bao gồm 900 ha lúa, 3.825 ha ngô và 270,4 ha mía. Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, cần tăng cường chăm sóc, sử dụng phân bón thúc, mía tím vụ này cũng đang trong thời kỳ làm cỏ, chăm sóc cây con. Riêng cây ngô vốn được xem là cây trồng chủ lực ở vùng cao đã phát triển 7 - 9 lá. Công đoạn làm cỏ, vun gốc chống đổ và bón phân kali ở một số diện tích ngô chuẩn bị trổ cờ đang được đẩy mạnh.

 

Theo bà Đinh Thị Hoàn, Trưởng trạm BVTV huyện, công tác dự báo sâu bệnh của huyện cũng cơ bản ở 3 loại cây trồng chính này. Hiện nay, đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên lúa là bọ trĩ, rầy nâu, rầy lưng trắng và dòi đục nõn. Tuy nhiên, sâu bệnh mới ở tuổi 1, tuổi 2, khả năng gây hại ở mức độ nhẹ với mật độ bình quân 81 con/m2, có nơi cao 126 con/m2. ốc bươu vàng gây hại với tỷ lệ thấp (từ 0,4 - 1 con/m2). Với cây ngô, đối tượng gây hại là sâu cắn lá và châu chấu, mật độ từ 0,5 -  2 con/m2. Diện tích mía trồng nhiều ở các xã Hào Lý, Cao Sơn với đối tượng chính gồm rệp xơ trắng, tỷ lệ hại đang ở cấp thấp (từ 1 - 2 lá/cây). Theo cơ quan chuyên môn đánh giá sâu bệnh gây hại trên lúa, ngô, mía đang ở mức độ bình thường. Về sâu bệnh, nhất là đối tượng rầy chưa đến ngưỡng phải phun thuốc phòng trừ nên trước mắt, bà con nông dân theo dõi sát sao và tăng cường khâu chăm sóc.

 

Bên cạnh đó, lưu ý ít ngày tới thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh nên tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Việc thăm đồng thường xuyên, phát hiện sự phát triển mật độ sâu bệnh cần được chú trọng. Thêm vào đó, khả năng sinh trưởng của cây lúa đang chậm hơn so với vụ xuân cùng kỳ năm 2011 do yếu tố thời tiết nên các địa phương cần kịp thời kết thúc làm cỏ, sục bùn đợt 1, bón thúc bằng đạm ở một số diện tích lúa kém phát triển. Hiện tại, điểm bẫy đèn tại thôn Công theo dõi đối tượng rầy vào đèn cũng đang được Trạm BVTV huyện duy trì, phát huy hiệu quả. Chị Nguyễn Minh Thương, cán bộ trạm cho biết: qua theo dõi rầy di trú vào đèn hàng ngày giúp dự báo lứa sâu ở thời kỳ tiếp theo. Hiện, mật độ kiểm soát đang từ 5-15 con/đêm.

 

Cũng theo Trưởng trạm BVTV huyện, đối tượng sâu bệnh đáng lo ngại nhất trong thời gian tới trên lúa, mía và ngô là rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn. Tùy mức độ diễn biến, trạm sẽ có hướng dẫn biện pháp phòng trừ nếu mật độ vượt ngưỡng. Bà con ưu tiên thăm đồng, theo dõi diễn biến và báo cáo kịp thời tình hình sâu bệnh để xử lý. Điều đó có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sản xuất, giúp cây trồng phát triển  tốt, đảm bảo sản lượng và chất lượng.

 

 

                                                                            Lạc Bình

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục