Công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc được hộ chăn nuôi xóm 2, xã Sủ Ngòi chú trọng.

Công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc được hộ chăn nuôi xóm 2, xã Sủ Ngòi chú trọng.

(HBĐT) - Là địa bàn giáp ranh với xóm Đằm, xã Dân Chủ - nơi mới đây xuất hiện ổ dịch lợn tai xanh nhưng với sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, công tác chăn nuôi của xóm 2, xã Sủ Ngòi (TPHB) vẫn duy trì bền vững. Ngoài dịch bệnh lợn tai xanh, các bệnh dịch khác trên đàn gia súc, gia cầm nhiều năm nay không xảy ra trên địa bàn.

 

Với đặc điểm nền kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp, cả xóm 2 có 70 hộ thì có tới trên 50 hộ chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Văn Sự, Trưởng xóm 2, hộ chăn nuôi ít là 2 - 3 con, hộ chăn nuôi nhiều cả trâu, bò, lợn có số lượng lên đến vài chục con. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Dự chuyên nuôi lợn nái sinh sản giống địa phương, cho xuất bán thường xuyên; hộ ông Nguyễn Văn Ngọc nuôi 15 con trâu và hàng chục con lợn thịt/lứa; hộ bà Nguyễn Thị Huỳnh nuôi 6 lợn thịt... Thống kê sơ bộ, tổng đàn vật nuôi của xóm gồm trên 150 con trâu, 160 con lợn và khoảng 400 con gà, vịt.

 

Thông qua công tác truyền thông, giáo dục, hầu hết các hộ chăn nuôi trong xóm đã có ý thức vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh. Chuồng trại của các hộ chăn nuôi đều cách xa nơi ở theo quy định, được xây dựng kiên cố và thường xuyên dọn, rửa. Một số hộ chăn nuôi quy mô còn xây bể bioga để xử lý tốt chất thải chăn nuôi, đồng thời tận dụng khí đốt cho sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài chăn nuôi lợn thịt theo hướng bán công nghiệp, vài hộ dân trong xóm còn mở hướng chăn nuôi lợn đặc sản địa phương (lợn cỏ) mang lại thu nhập cao, có khả năng  kháng bệnh cao.

 

Nhờ tích cực đầu tư, có ý thức phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, công tác chăn nuôi của xóm không ngừng được thúc đẩy. Số lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm không ngừng tăng lên hàng năm. Tình hình chăn nuôi ổn định, ngoài một vài bệnh lẻ tẻ trên gia súc, gia cầm, xóm không có dịch bệnh lớn phát sinh. Hiệu quả chăn nuôi nhờ đó duy trì bền vững, góp phần tăng bình quân thu nhập  đầu người của xóm lên 18 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, xóm có thêm 1 hộ thoát nghèo, giảm số hộ nghèo từ 3 xuống còn 2 hộ, 6 hộ cận nghèo. Đời sống hộ dân trong xóm được cải thiện nhiều hơn, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có mức sống trung bình khá trở lên. Một vài hộ như hộ ông Nguyễn Văn Ngọc có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi, trồng trọt.

 

 

 

                                                                                  Bùi Minh 

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục