Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thực hành chế biến phân bón hữu cơ từ rơm, rạ.

Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thực hành chế biến phân bón hữu cơ từ rơm, rạ.

(HBĐT) - Lâu nay, ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng rơm, rạ đốt tràn lan sau mỗi kỳ thu hoạch vô hình chung làm lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. ấp ủ đề tài nghiên cứu từ những năm 2010-2011, khởi động ở vụ thu hoạch lúa chiêm - xuân năm nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh đã hiện thực hóa, chính thức chuyển giao, hướng dẫn quy trình ứng dụng chế phẩm Fito - Biomix RR chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tới người dân.

 

Đúng vào thời điểm trung tuần tháng 6/2012, khi lúa chiêm - xuân thu hoạch rộ, Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh đã về các vùng nông thôn trong tỉnh chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ. Tại các xã Dũng Phong (Cao Phong), Văn Nghĩa (Lạc Sơn), Phong Phú (Tân Lạc), Vĩnh Đồng và Hợp Đồng (Kim Bôi), bà con nông dân đến sân nhà văn hóa xóm để được mắt thấy, tai nghe, được tự tay thực hành xử lý rơm, rạ sau thu hoạch.

 

Cũng sau buổi tập huấn, thực hành, như hàng trăm  nông dân khác ở xóm Nà Bái, xã Dũng Phong (Cao Phong), bà Bùi Thị Vuông thuộc làu quy trình xử lý rơm, rạ thành phân bón: Trước tiên là thu gom rơm, rạ tập trung thành đống. Tiến hành xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học Biomix RR với công thức trộn ủ 1 tấn rơm dùng 200g chế phẩm và 1kg phân bón NPK. Hòa chế phẩm với 50 lít nước tưới đều lên từng lớp rơm, rạ độ dày khoảng 30 cm, bổ sung phân NPK và kiểm tra độ ẩm của đống ủ với yêu cầu nước ngấm đều trong rơm, rạ sau đó dùng nguyên liệu đã chuẩn bị để che đậy. Nhớ che kín đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ ở mức 40oC. Trong khoảng 10 - 15 ngày, đảo các lớp rơm, rạ một lần, bổ sung nước nếu thấy khô. Sau 20 - 30 ngày, rơm rạ phân hủy thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng.

 

Anh Bùi Văn Liển, Phó Chủ tịch UBND xã Dũng Phong (Cao Phong) nhớ lại những ngày cán bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh về chuyển giao quy trình chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ cho nông dân 4 xóm Đồng Mới, Nà Bái, Bãi Bệ 1, Bãi Bệ 2. Anh kể: Bà con ai nấy đều thích thú. Số hộ đến nghe phổ biến phương pháp làm vượt xa dự kiến, nhất là khi được trực tiếp xử lý quy trình, vừa dễ làm lại có ý nghĩa thiết thực nên hộ nào cũng hưởng ứng nhiệt tình. Một chuyện vui có thật là sau khi vỡ lẽ giá trị mang lại từ rơm, rạ, có hộ từ chối đem cho rơm, rạ lót ổ gia cầm.    

 

Nông dân xã Dũng Phong vừa kết thúc đợt gặt lúa vụ chiêm - xuân. Giờ thì đến chân ruộng nào cũng thấy những đống rơm, rạ đã qua xử lý bằng chế phẩm, được che phủ lớp nilon gọn ghẽ. Bà con hồi hộp chờ vài ngày nữa rơm đã hoàn thiện quy trình chế biến thành phân sẽ đem ra bón cho ruộng đồng vụ mới này. Tuyệt nhiên không thấy rơm, rạ vương vãi trên đường làng, ngõ xóm, không còn tình trạng đốt rơm cản trở giao thông như trước. ông trưởng xóm Bãi Bệ 1 Bùi Văn Xuân bộc bạch: 100% hộ dân trong xóm kịp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chế biến rơm, rạ ở vụ này rồi. Gặt xong, nhà nào, nhà nấy thu gom sạch rơm, rạ để chế biến. Có nguồn phân bón sạch, ruộng đồng Chắc chắn vụ sau và nhiều vụ kế tiếp, bà con sẽ chọn và cứ thế mà làm theo cách này.        

  

Tận dụng những thứ được coi là phế phẩm trở thành phân bón, quả thực không ngoa khi khẳng định việc ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý thành phân bón hữu cơ đã cho rơm, rạ một giá trị. Bằng phương pháp dễ ứng dụng, nhà nông có thể trộn ủ ngay tại chân ruộng sau thu hoạch, đỡ được công vận chuyển phân bón vụ sản xuất tiếp theo. ước tính, cứ 5 tấn rơm sau xử lý sẽ cho 3,5 tấn phân bón hữu cơ trả lại nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho ruộng đồng. Rồi đây, đồng đất vụ mùa và những vụ kế tiếp của bà con nông dân trong sẽ cải thiện được độ màu mỡ, phì nhiêu nhờ bổ sung phân bón sạch. Năng suất, chất lượng cây trồng cũng nhờ thế tăng cao. Không những góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, rơm, rạ được xử lý còn tích cực bảo vệ môi trường sống khu vực nông thôn.

 

 

                                                          Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục