Đất vườn và nhà ở của gia đình ông Bùi Văn Niêm, xóm Quà, xã Yên Lập (Cao Phong) trước nguy cơ bị sụt lún.

Đất vườn và nhà ở của gia đình ông Bùi Văn Niêm, xóm Quà, xã Yên Lập (Cao Phong) trước nguy cơ bị sụt lún.

(HBĐT) - Cơn bão số 5 năm 2007 đã qua đi gần 5 năm nhưng mỗi khi dự báo thời tiết có mưa, bão là Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Phong và cấp ủy, chính quyền xã Yên Lập luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng bởi cả xã có đến gần 50 hộ dân ở 5 xóm luôn phải sống thấp thỏm trước tình trạng đất, đá sụt lún, sạt trượt làm hư hỏng vườn tược, chuồng trại, nhà ở.

 

Trên 230 nhân khẩu đã khắc khoải chờ đợi hết năm này qua năm khác để được di chuyển về nơi ở mới cho đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Nhưng gần 5 năm trôi qua, dự án di dân tái định cư vùng thiên tai xóm Chầm hầu như vẫn chỉ là chủ trương, tờ trình, quyết định và những vết nứt trên sườn đồi vẫn kéo dài thêm, ngày càng rộng hơn, sâu hơn. Khi trời đổ mưa, nền nhà, chuồng trại, vườn tược vẫn tiếp tục bị sụt lún, sạt trượt, thậm chí không ít lần những khối đá bất ngờ lăn tuồn tuột xuống ruộng vườn, đường sá, nhà ở. Dù chưa gây ra hậu quả về người, nhưng nỗi lo về thiên tai luôn hàng ngày rình rập người dân xã Yên Lập.  

Chị Bùi Thị Thìn ở xóm Quà trăn trở: ảnh hưởng của thiên tai nên đã nghèo lại càng thêm khó. Nhà tôi nằm cách vết nứt hơn 1 m nên không còn cách nào khác đành phải chuyển dịch lên trên mới tạm yên tâm. Khi có mưa lớn, hiện tượng sụt lún vẫn tiếp tục xảy ra. Mong muốn lớn nhất của chúng  tôi là Nhà nước sớm đầu tư xây dựng khu di dân tái định cư để ổn định sản xuất và đời sống.  

Chủ tịch UBND xã Bùi Ngọc Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại hình ảnh khối đá lớn nằm chềnh ềnh giữa sàn nhà sau khi lăn từ trên đồi xuống làm vỡ ngói, gãy cầu phong, li tô và ván sàn làm bằng gỗ tốt dày gần 4 cm cũng gần như gẫy nát. Cũng may hôm đó, mỗi người một việc không ai ở nhà nên đều an toàn nhưng tình trạng sụt lún, sạt trượt, đá lăn vẫn luôn là nỗi lo thường trực.  

Nằm phía trên taluy dương của tuyến đường liên xóm, vườn, nền nhà ông Bùi Văn Niêm bỗng nhiên có những vết nứt kéo dài và ngày càng rộng. Đất sụn lún, sạt trượt đến cả cây mít cạnh nhà dễ đến mấy chục năm tuổi cũng ngã đổ theo đất đá. ông Niêm băn khoăn: Lo lắm nhưng chỉ biết chờ đợi thôi, cả xóm tới 43 hộ nghèo, chiếm trên 56% nên không đủ nguồn lực để tự di chuyển đi nơi khác cho đảm bảo an toàn.  

Theo số liệu của UBND xã Yên Lập, sau cơn bão số 5 năm 2007, toàn xã có 46 hộ nằm trong vùng có hiện tượng sụt lún, sạt trượt cao gồm: 19 hộ ở xóm Chầm, 9 hộ ở xóm Quà, 5 hộ ở xóm Đảy, 5 hộ ở xóm Ngái, 7 hộ ở xóm Thôi và 1 hộ ở xóm Bạ 1.  

Sau khi UBND xã Yên Lập và UBND huyện Cao Phong khảo sát, đánh giá, có tờ trình, báo cáo gửi UBND cùng các ngành chức năng của tỉnh, từ năm 2007-2010, chủ trương đầu tư dự án di dân tái định cư vùng thiên tai đã được phê duyệt. Việc quy hoạch, tư vấn khảo sát, thiết kế và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án cũng đã hoàn thành. Theo đó, tổng mức đầu tư dự kiến để triển khai thực hiện dự án gần 15 tỷ đồng với hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ như: san lấp mặt bằng khu tái định cư khoảng 2,3 ha, đường giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất, hệ thống điện sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà lớp học mầm non... Tuy nhiên, gần 5 năm trôi qua, kinh phí cấp cho dự án mới chỉ có 200 triệu đồng. Với số tiền này  cũng chỉ đủ để UBND huyện làm báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập quy hoạch, tiến hành khảo sát, thiết kế và rà phá bom, mìn. Vì không có kinh phí nên mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ và người dân 5 xóm vùng thiên tai của xã Yên Lập vẫn trong tình trạng nơm nớp lo âu.  

Nguy cơ về thiên tai ở Yên Lập đang từng ngày hiện hữu, tình trạng sụt lún, sạt trượt, đá lăn, lũ quét có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không ai có thể lường hết hậu quả sẽ ra sao. Từ thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền và 46 hộ dân Yên Lập mong muốn các cấp, ngành của tỉnh quan tâm để dự án sớm được triển khai giúp người dân được chuyển về nơi ở mới đảm bảo ổn định đời sống, yên tâm lao động sản xuất, đẩy nhanh công cuộc XĐ-GN.  

 

                                                                         Đức Phượng  

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục