Được tham gia các lớp tập huấn của Trạm KNKL huyện tổ chức, nhiều hộ gia đình ở xã Tuân Lộ đầu tư trồng cây mía tím phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Bùi Thị Đừn, xóm Bận, xã Tuân Lộ chăm sóc mía tím.

Được tham gia các lớp tập huấn của Trạm KNKL huyện tổ chức, nhiều hộ gia đình ở xã Tuân Lộ đầu tư trồng cây mía tím phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Bùi Thị Đừn, xóm Bận, xã Tuân Lộ chăm sóc mía tím.

(HBĐT) - Những năm qua, Trạm KNKL huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, tích cực bám đồng bám ruộng, kịp thời tham mưu cho chính quyền cơ sở trong chỉ đạo sản xuất và giúp người nông dân thay đổi nhận thức, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Trạm đã phân công cụ thể cho từng cán bộ kỹ thuật phụ trách cụm, xã. Mỗi 1 cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm phụ trách từ 2- 3 xã. Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông phụ trách các xã là: triển khai kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp của UBND đến cơ sở; phối hợp với khuyến nông xã theo dõi tình hình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, tham mưu, tư vấn kịp thời cho người dân và lãnh đạo UBND các xã. Trạm  tổ chức họp giao ban vào đầu tuần để phản ánh tình hình sản xuất, đưa ra các đề xuất - kiến nghị về các giải pháp kỹ thuật, kế hoạch sản xuất tại các cơ sở cần được hỗ trợ, thống nhất công việc của tuần tới. Trực tiếp hỗ trợ, theo dõi các chương trình khuyến nông thực hiện trên địa bàn xã. Cùng với đó, Trạm đã phân công cán bộ huyện phụ trách các xã hỗ trợ, tư vấn, giám sát hoạt động của khuyến nông xã, hàng tháng có báo cáo kết quả hoạt động của khuyến nông xã, tham gia vào xếp loại khuyến nông xã hàng năm.

 

Với nguồn ngân sách được phân bổ, Trạm đã chủ động đề xuất triển khai mỗi xã 1 lớp tập huấn kỹ thuật, dựa trên nhu cầu học tập thực tế của nông dân. Ngoài ra, Trạm còn phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để có thêm nguồn kinh phí tổ chức các khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân. Đến hết tháng 8, Trạm KNKL đã tổ chức được 14 lớp tập huấn trong và ngoài mô hình theo phương pháp truyền thống và hỗ trợ cho các xã thực hiện 66 lớp học FFS (lớp học hiện trường), bình quân 50 nông dân/lớp.

 

Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm các tiến bộ KHKT, công nghệ đưa vào ứng dụng mô hình trình diễn về tiến bộ KHKT công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn, trong 8 tháng, từ nguồn sự nghiệp trạm đã triển khai thực hiện và lan rộng một số mô hình khảo nghiệm giống: Trạm KNKL huyện đã phối hợp với các Công ty Syngenta, Bioseed, Pyonneed... tổ chức thực hiện được 21 mô hình khảo nghiệm lúa, ngô trên địa bàn các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Vân, Ngổ Luông, Quyết Chiến, Địch Giáo, Phú Vinh, Phú Cường, Quy Mỹ, Tuân Lộ, thị trấn Mường Khến. Các mô hình khảo nghiệm thuộc  ngân sách huyện như mô hình trồng lúa lai sử dụng phân bón qua lá tại thị trấn Mường Khến; trồng ngô lai sử dụng phân bón qua lá tại Mỹ Hoà; mô hình trồng gai tại Địch Giáo. Các mô hình tại các điểm khảo nghiệm  hiện đang phát triển tốt. Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trạm còn tích cực tổ chức cho cán bộ trạm xuống cơ sở cùng cán bộ khuyến nông cơ sở hướng dẫn tại ruộng cho bà con nông dân về thao tác, kỹ thuật chăm sóc lúa và các cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng.

 

Cùng với các mô hình nông nghiệp, Trạm cũng đã triển khai các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng bưởi giống mới tại xã Phong Phú được thực hiện từ ngân sách thuộc đề tài nghiên cứu khoa học. Từ ngân sách Trung ương thực hiện mô hình cơ giới hóa trồng mía. Hiện nay đang xác định các hộ có nhu cầu về máy nâng xếp mía trong toàn huyện để triển khai. Hỗ trợ, tư vấn cho việc lan rộng các mô hình triển khai trước đây như mô hình nuôi lợn nái, gà thả vườn, vỗ béo bò...

 

Trạm đã phân công từng cán bộ kỹ thuật của trạm phối hợp với khuyến nông xã thường xuyên hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho nông dân, Hỗ trợ chi nhánh dịch vụ nông nghiệp trong việc đăng ký nhu cầu vật tư, hầu hết khuyến nông xã tham gia xác định nhu cầu vật tư, con giống cho người dân.

 

Ngoài ra, chú trọng phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong tăng cường các hoạt động khuyến nông, tận dụng vốn, kiến thức, kinh nghiệp của các đơn vị phối hợp để đưa các hoạt động khuyến nông đến với người nông dân như: phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng  các xã thực hiện được 3 tập huấn theo nhu cầu của người dân; tham gia hoạt động của các dự án chính phủ và phi chính phủ như: dự án PS-ARD, dự án GNI, tiếp cận và đề xuất hợp tác với dự án giảm nghèo, chương trình 135 của chính phủ.

 

 

                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục