Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương, năm 2011, xã điểm Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư làm mới và nâng cấp được 715 m kênh mương phục vụ sản xuất với tổng vốn 330 triệu đồng (trong đó, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng).

Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương, năm 2011, xã điểm Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư làm mới và nâng cấp được 715 m kênh mương phục vụ sản xuất với tổng vốn 330 triệu đồng (trong đó, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng).

(HBĐT) - Xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) có diện tích nông nghiệp 10 ha, do khó khăn về nguồn nước chỉ làm được 1 vụ mùa, còn bỏ trống đất vụ chiêm. Năm 2011, từ kinh phí đầu tư phát triển của chương trình NTM, xã đã đầu tư làm được 715 m kênh mương, trong đó, làm mới 315 m, nâng cấp 400 m với tổng kinh phí 330 triệu đồng (dân đóng góp 30 triệu đồng).

 

Đưa chúng tôi đi thăm đồng, anh Lò Văn Yên, trưởng xóm Cha Long vui vẻ cho biết: Xóm phải lấy nước tít từ mó Cha, nước cho sinh hoạt đã khó, nước cho sản xuất càng khó hơn. Giờ có kênh mương mới dẫn nước về từng cánh đồng rồi, bà con vui lắm, giờ không lo nước cấy nữa rồi. Để đáp ứng nhu cầu dân sinh, sản xuất thực hiện theo lộ trình xây dựng NTM, phát triển hệ thống giao thông và kiên cố hoá kênh mương là hai nhiệm vụ hết sức quan trọng, cũng là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, việc triển khai phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM đã góp phần đẩy mạnh các công trình xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, qua đó, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương cũng như việc sinh hoạt và sản xuất của bà con. Trong năm 2011, với nguồn vốn đầu tư phát triển từ chương trình xây dựng NTM đã hỗ trợ 1,7 tỉ đồng đầu tư làm đường GTNT, kết quả đã làm được 3.241 m, 3 cống; vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương 1,3 tỉ đồng làm được 2.215 m kênh mương và xây được 2 bai. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh vẫn đang tích cực huy động nhiều nguồn lực triển khai những công trình giao thông, kênh mương thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng NTM. Tuy nhiên có một thực tế là hệ thống thuỷ lợi nội đồng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển đồng bộ gây khó khăn trong tưới, tiêu nước, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông tại một số vùng nông thôn trong tỉnh còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường đã xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

 

Tại một số địa nới vùng sâu,xa, cao trong tỉnh, tập quán canh tác lạc hậu đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của bà con. Việc sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, khí hậu, nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu dựa vào lưu lượng nước mưa hàng năm nên năng suất, sản lượng nông nghiệp bấp bênh khiến đời sống người dân gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, nhiều địa phương trong tỉnh có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, độ dốc cao… ,bà con phải tận dụng những nơi địa hình bằng phẳng để canh tác, vì vậy, việc phục vụ nước tưới tiêu cho các cánh đồng nhỏ lẻ, phân tán nên để triển khai đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi là việc không dễ dàng. Nguồn lực tài chính của địa phương đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi còn eo hẹp, trong khi đó, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc huy động đóng góp từ nhân dân còn nhiều hạn chế. Hiện, toàn tỉnh có 3.076 km kênh mương, trong đó, mới kiên cố hoá được trên 30% diện tích. Bên cạnh đó, trong phát triển giao thông vùng nông thôn, không chỉ tại các nới vùng sâu, xa, cao trong tỉnh mà ngay tại các vùng phát triển, vấn đề phát triển giao thông nội đồng vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư, gây trở ngại cho chuyển giao các tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng và vận chuyển, tiêu thụ nông sản cho bà con.

 

Với cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay đã từng bước có sự thay đổi tích cực, nhưng tại một số địa phương, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu, đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. “Nút thắt” cơ bản vẫn là hệ thống giao thông, thuỷ lợi. Để tháo gỡ dần “nút thắt” này, tỉnh ta đã lập quy hoạch tổng thể xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015. Theo đó có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí NTM, có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đường liên thôn được cứng hoá; 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hoá… Bên cạnh đó có những kế hoạch triển khai từng bước tiến tới dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng nông thôn.

 

 

                                                                       Đinh Thắng 

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục