Đường Hòa Bình đất đá lổn nhổn sau những cơn mưa.

Đường Hòa Bình đất đá lổn nhổn sau những cơn mưa.

(HBĐT) - Thị xã Hòa Bình được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh theo Quyết định của Chính phủ từ tháng 10/2006. Gần 7 năm qua, cơ sở hạ tầng của thành phố đã được quan tâm đầu tư đáng kể, tạo cho diện mạo ngày thêm khang trang, bề thế, xứng đáng là Trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh và đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, văn minh đô thị, công tác quản lý đô thị, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng một số công trình sau đầu tư vẫn còn bất cập, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn.

 

Đường Lý Nam Đế chạy dọc theo mặt tiền Sở Xây dựng và Công ty CP may xuất khẩu sông Đà cùng công viên Hoàng Diệu sát với bờ sông Đà. Đây là vị trí đẹp, thu hút nhiều người đến nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, mặt đường đã xuống cấp đi lại khá khó khăn. Đặc biệt, vỉa hè chưa được đầu tư xây dựng, không được quan tâm chăm sóc bảo vệ nên cỏ dại, dây leo mọc um tùm khiến mọi người qua đây đều phản cảm. Công viên Hoàng Diệu nằm sát bờ sông, dưới bóng mát của các loại cây cổ thụ cỏ dại mọc tràn lan. Thêm nữa, hàng chục lều, bạt tạm bợ, siêu vẹo cùng đủ loại bàn, ghế, chiếu võng được trải, treo, bầy la liệt khiến diện mạo của khu vực công viên luôn xộc xệch, méo mó.

 

      

             Dây leo, cỏ dại mọc um tùm trên vỉa hè đường Lý Nam.Đế.

 

Phản cảm nhất là những hình ảnh lộn xộn, ngổn ngang khi đi dọc tuyến đường Hòa Bình. Với chiều dài khoảng 4 km, đường Hòa Bình có điểm đầu tại ngã ba chợ Tân Thành (khu vực trước đây được gọi là chợ Vồ) và điểm cuối là Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Trên tuyến đường này, tại khu vực cổng Công an phường Hữu Nghị và một phần vỉa hè dưới chân tường khu Chuyên gia cũ được người dân sử dụng để trồng rau, ngô, khoai lang với bờ rào tạm bợ làm bằng cành tre, cành cây, những phần bị bỏ hoang cho dây leo, cỏ dại mọc chùm kín vỉa hè. Tiếp theo là đoạn từ ngầm Dè lên đến đường Âu Cơ, đoạn đường trước đây đã được đầu tư nâng cấp để phục vụ môn đua xe đạp của Segames 22, nhưng mấy năm gần đây luôn ở trong tình trạng ngập ngụa nước và ngổn ngang đất, đá, hệ thống thoát nước cũng đã bị vùi lấp hoàn toàn. Do nhiều năm qua không được dọn dẹp nên việc đi lại khó khăn, nhiều đoạn chỉ còn lộ ra một nửa mặt đường, nửa còn lại là nước và đất, đá lổn nhổn.

 

Nối liền giữa đường Hòa Bình lên xã Thái Thịnh là đường Âu Cơ. Với chiều dài khoảng 2 km, đây là tuyến đường chính để nhân dân xã Thái Thịnh đi lại và phục vụ du lịch, vận chuyển hàng hóa vùng lòng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống rãnh thoát nước đã hoàn toàn bị vùi lấp nên khi có mưa mặt đường nước chảy lênh láng giống như một dòng suối. Nhiều đoạn, đất, đá ngổn ngang chiếm tới 1/2 mặt đường. 2 bên lề đường bạt ngàn những lau sậy, dây leo, cỏ dại và có nhiều chỗ đã trở thành nơi đổ rác thải. Với chất lượng và cảnh quan dọc theo tuyến đường như vậy khiến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Tệ hại hơn, thực trạng đó đã khiến nhiều du khách trong nước và nước ngoài phàn nàn khi lên thăm quan du lịch lòng hồ và Đền Bờ.

 

Dài khoảng 1km, đường Nguyễn Văn Trỗi là tuyến đường duy nhất vào khu công nghiệp bờ trái sông Đà. Tuyến đường này đã được đầu tư khá quy mô, mặt đường được giải apphanl, có hệ thống điện chiếu sáng và vỉa hè. Tuy nhiên, tuyến đường trong nhiều tháng qua, bùn, đất đã tràn ngập kín mặt đường, dẫn đến tình trạng mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù mịt. Vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đầy lau sậy, cây xấu hổ và cỏ dại.

 

Đầu tư xây dựng là bước khởi đầu, nhưng quản lý, sử dụng, sửa chửa, bảo dưỡng công trình sau đầu tư cần được quan tâm đúng mức, thỏa đáng và kịp thời. Đến bao giờ văn minh đô thị và đảm bảo giao thông của các tuyến đường nêu trên được xử lý? Xin dành câu trả lời cho chính quyền và các ngành chức năng thành phố Hòa Bình.

                                                                                        

                                                                         

 

                                                                                    Đ.P

 

 

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục