Cán bộ Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra diện tích lúa xuân mới cấy trên địa bàn xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm kịp thời nắm bắt tình hình và đưa ra những khuyến cáo hữu hiệu tới bà con nông dân.

Cán bộ Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra diện tích lúa xuân mới cấy trên địa bàn xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm kịp thời nắm bắt tình hình và đưa ra những khuyến cáo hữu hiệu tới bà con nông dân.

(HBĐT) - Trên cơ sở phân tích xu hướng thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy, tình hình dịch hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại lúa, Chi cục BVTV dự báo: Vụ chiêm - xuân năm nay, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh hại lúa sẽ mạnh hơn so với vụ chiêm - xuân 2012, mức độ gây hại khả năng sẽ ở mức trên trung bình nhiều năm. Chính vì vậy, đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ phù hợp nhằm bảo toàn năng suất, sản lượng cho cây lúa vụ này.

 

Theo Chi cục BVTV, từ đầu vụ chiêm - xuân đến nay xuất hiện 7 đợt không khí lạnh, tuy nhiên, số ngày rét đậm ít hơn và nền nhiệt độ cao hơn cùng kỳ năm trước; tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2-3% nhưng cao hơn cùng kỳ năm trước từ 5-7% và mưa khá đều. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo, nền nhiệt độ trung bình cả vụ ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1oC, lượng mưa phổ biến cả vụ ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-15%, bão, áp thấp nhiệt đới tương đương với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, từ nay đến tháng 3/2013 vẫn còn 1-2 đợt không khí lạnh, tuy ít có khả năng gây rét đậm, rét hại nhưng tình trạng âm u, có mưa nhỏ, mưa phùn vẫn phổ biến. Đặc điểm thời tiết trên là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây lúa.

 

Đến đầu tháng 3/2013, toàn tỉnh đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa vụ chiêm - xuân. Theo đúng khuyến cáo của ngành chức năng, các địa phương đã giảm tối đa diện tích trà xuân sớm, tập trung chủ yếu cho trà xuân muộn (chiếm khoảng 85% tổng diện tích), diện tích phải cấy sang tháng 3 chỉ chiếm khoảng 3%, chủ yếu ở những nơi không chủ động nước đầu vụ. Hiện nay, lúa xuân trà sớm đã đẻ nhánh rộ, chính vụ hồi xanh – đẻ nhánh, trà muộn cấy – hồi xanh.

 

Kết quả kiểm tra đồng ruộng tại các huyện, thành phố cho thấy, có một số đối tượng dịch bệnh đang phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa xuân, điển hình là ốc bươu vàng, tập đoàn rầy, chuột, sâu đục thân, dòi đục nõn, bọ trĩ hại nhẹ trên các trà mạ xuân và lúa mới cấy. Riêng về sự xuất hiện của tập đoàn rầy, mật độ phổ biến là 10-50 con/m2, tương đương với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 2 có hai đợt rầy di trú trên địa bàn tỉnh (cao điểm từ 3-7/2/2013 và 18-22/2/2013), trong đó, tỷ lệ rầy nâu, rầy lưng trắng chiếm khá cao (trên 70%). Đây là nguồn rầy rất nguy hiểm khi chúng mang mầm bệnh virus và nguy cơ truyền bệnh vào giai đoạn lúa mới cấy rất cao.

 

Trên cơ sở phân tích xu hướng thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy, tình hình dịch hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại của chúng, Chi cục BVTV dự kiến vụ chiêm - xuân năm nay, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh sẽ mạnh hơn so với vụ chiêm - xuân 2012, mức độ gây hại khả năng sẽ ở mức trên trung bình nhiều năm. Một số đối tượng đáng chú ý là tập đoàn rầy (rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu đỏ), sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, sâu đục thân bướm hai chấm, bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá. Trong đó, dự báo tập đoàn rầy sẽ tăng nhanh mật độ, cao điểm gây hại trong giai đoạn lúa làm đòng, trỗ - chín sữa. Sẽ có 2 lứa rầy hại chính: rầy cám lứa 2 dự kiến sẽ rộ trong khoảng cuối tháng 3 đến ngày 15/4, hại chủ yếu trên trà sớm và chính vụ, đây là lứa rầy truyền bệnh vius nguy hiểm nhất cho trà chính vụ và muộn. Rầy cám lứa 3 rộ từ ngày 5-25/5, hại diện rộng trên trà chính vụ và muộn, mật độ, diện phân bố tăng cao và dễ gây cháy từng vạt hay cả ruộng, mức độ gây hại nhiều khả năng cao hơn năm 2012. Cùng với sự xuất hiện và nguy cơ bùng phát của tập đoàn rầy (trong đó rầy nâu, rầy lưng trắng là côn trùng môi giới), nhóm bệnh virus (lùn sọc đen, lùn xoắn lá) dự kiến sẽ tiếp tục phát sinh, gây hại ở phạm vi và mức độ rộng hơn cùng kỳ năm 2012, ngoài ra có thể xuất hiện bệnh vàng lùn (bệnh vàng lá di động) do rầy xanh đuôi đen là côn trùng môi giới hay bệnh lùn xoắn lá do rầy nâu là côn trùng môi giới. Nhóm bệnh virus dự báo xuất hiện từ đầu tháng 3 trên lúa xuân trà sớm, giai đoạn đẻ nhánh rộ, những nơi cấy mạ đã bị nhiễm virus, cao điểm gây hại từ đầu tháng 4 - giữa tháng 5. Đáng chú ý là nếu những ruộng bị bệnh không được xử lý kịp thời sẽ là nguồn bệnh đặc biệt nguy hại khi mật độ rầy tích luỹ quần thể và truyền bệnh trên diện rộng, hại cả cánh đồng gây mất mùa. Cần đặc biệt chú ý trên các giống nhiễm rầy như: Nhị ưu 838, Bio404; TH3-3, TH3-4, BC15, Khang dân, Bắc thơm,...

 

Ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV cho biết: Để phòng trừ có hiệu quả các đối tượng dịch hại trên cây lúa vụ chiêm xuân, Chi cục BVTV đề nghị các Trạm BVTV tăng cường bám sát đồng ruộng, đảm bảo chất lượng công tác dự tính dự báo, phấn đấu dự báo các cao điểm gây hại của từng đối tượng cụ thể trước 10-15 ngày để giúp cơ sở chủ động phòng trừ, phối hợp chỉ đạo nông dân chăm sóc, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy. Hệ thống cung ứng thuốc BVTV cần theo dõi sát thông báo diễn biến tình hình sâu bệnh từ cơ quan chuyên ngành, chủ động cung cấp đầy đủ lượng thuốc đặc hiệu phù hợp với chủng loại dịch bệnh theo từng địa phương. Trong các thời kỳ cao điểm của dịch hại, cán bộ viên chức ngành BVTV sẽ làm việc cả ngày lễ và ngày nghỉ để chỉ đạo sản xuất, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

 

 

                                                                          

                                                                             Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục