Cán bộ Hạt kiểm lâm Đà Bắc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, dụng cụ đảm bảo nhằm chủ động trong công tác PCCCR. Ảnh: Đ.Phượng

Cán bộ Hạt kiểm lâm Đà Bắc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, dụng cụ đảm bảo nhằm chủ động trong công tác PCCCR. Ảnh: Đ.Phượng

(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hơn 80 vụ cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 1.100 ha rừng các loại. Riêng năm 2012, mặc dù thời tiết nắng nóng bất thường nhưng toàn tỉnh chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng với tổng diện tích trên 25 ha. Đây là diễn biến đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phòng - chống cháy rừng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, vấn đề quan trọng hàng đầu là huy động được sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, tổ chức và nhân dân. Trong đó, ba lực lượng giữ vai trò nòng cốt là kiểm lâm, công an và quân sự. Nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp quan trọng này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 20/2/2012 về quy chế phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an và quân sự trong công tác bảo vệ và phòng - chống cháy rừng.

 

Thực hiện Quyết định số 227/QĐ-UBND, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và PCCR tỉnh đã xây dựng kế hoạch với nội dung cụ thể sẽ thực hiện theo ba cấp: cấp tỉnh, huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn. Căn cứ kế hoạch trên, các ngành sẽ chủ động triển khai, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc ngành, đôn đốc việc thực hiện quy chế phối hợp theo ngành dọc. Mặt khác, chính quyền cấp huyện, thành phố sẽ đôn đốc, kiểm tra cấp xã, phường trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và PCCR cấp xã.

 

Theo Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và PCCR tỉnh, kế hoạch thực hiện Quyết định số 227/QĐ-UBND nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các cấp, ngành liên quan, tạo sự chuyển biến trong ý thức và hành động thực hiện các biện pháp về bảo vệ rừng, góp phần duy trì, giữ vững độ che phủ rừng theo NQĐH Đảng bộ tỉnh đề ra là 46%. Việc thực hiện Quyết định số 227/QĐ-UBND sẽ tạo thêm động lực cho cấp huyện và xã tổ chức thực hiện có hiệu quả việc quản lý, bảo vệ rừng tại gốc, góp phần tăng cường đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Đây sẽ là cơ chế quan trọng để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.

 

Được biết, những năm gần đây, công tác bảo vệ và PCCR ngày càng được chú trọng, qua đó đảm bảo ngày càng tốt hơn vấn đề an ninh rừng và phát triển rừng bền vững. Riêng năm 2012, các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường các biện pháp bảo vệ và PCCR, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền các nội dung quy định về quản lý, bảo vệ và PCCR đến hơn 152.690 lượt người; củng cố, tu sửa được 32,5 km đường băng cản lửa tập trung tại các vùng giáp ranh có nguy cơ cháy lan cao và các vùng trọng điểm cháy. Chính vì vậy, mặc dù thời tiết nắng nóng bất thường, song trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng với tổng diện tích 25,3 ha. Bên cạnh đó, thực hiện việc quản lý khai thác, vận chuyển lâm sản, các ngành chức năng đã phối hợp kiểm tra, thanh tra, truy quét các tổ chức, cá nhân khai thác, cất giữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Qua đó phát hiện xử lý, bắt giữ 175 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, giảm 153 vụ so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững nên tăng trưởng ngành lâm nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt 6,9 %, độ che phủ rừng đạt 46%, tiếp tục giữ mức ổn định so với năm 2011.

 

Khẳng định ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với sự phát triển KT-XH chung của  tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững cần thực hiện quản lý tại gốc theo phương châm phòng là chính, trong đó, chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ba lực lượng nòng cốt là kiểm lâm, công an và quân sự. Thời gian tới, căn cứ quy chế phối hợp giữa ba lực lượng này, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tích cực triển khai kế hoạch đề ra, góp phần gìn giữ hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp.

 

 

                                                                          Thu Trang

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục