Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm, cá tầm sinh trưởng ở vùng lòng hồ Hoà Bình.

Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm, cá tầm sinh trưởng ở vùng lòng hồ Hoà Bình.

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ) đã xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

 

Cá tầm thuộc loài cá xương sụn, vảy tấm, là loài cá ăn thịt, sống và kiếm mồi ở tầng đáy trong môi trường nước mát, nước lợ ngọt, trong  sạch. Cá sống khỏe, ít bệnh tật, phát triển nhanh được trong môi trường nước ngọt sạch có nhiệt độ nước thích hợp nhất từ 17 - 260C, hàm lượng ô xi hòa tan trong nước trên 5 mg/lít. Hiện nay cá tầm chỉ còn lại khoảng 22 loài. Trong đó có một số loài cá tầm rất quý hiếm như cá tầm Sibirian, Russian, Sterlett trong thiên nhiên đang có nguy cơ bị diệt chủng. Riêng cá tầm Nga có thể thích nghi sống khỏe mạnh được trong điều kiện nhiệt độ nước khắc nghiệt hơn từ 10 - 290C. Với sự can thiệp của con người bằng công nghệ, kỹ thuật nuôi cá tầm có thể sống được ở nhiệt độ 310C. Cá tầm có tập tính săn mồi vào ban đêm, thức ăn khoái khẩu của cá tầm là tôm, cua, ốc, giun. Đây là loài cá ăn ở tầng đáy.

 

Cá tầm là loại cá có thịt trắng mịn, dai, vị béo ngậy, thơm ngon. Đặc biệt, trứng cá được mệnh danh là “ngọc đen”, quý hơn cả trứng cá hồi.  Lượng DHA trong 100 gr thịt cá tầm được kiểm chứng bởi Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 0,54 gr, lớn hơn nhiều lần so với lượng DHA/100gr sữa bột dinh dưỡng của trẻ em. Chính bởi nguồn dinh dưỡng đặc biệt và sự quý hiếm của mình, cá tầm, trứng cá tầm không chỉ là món ăn ngon miệng có lợi cho sức khoẻ mà còn chứng tỏ được đẳng cấp của thực khách. Giá bán cá tầm tươi sống nguyên con tại các cơ sở sản xuất từ 220.000 – 250.000 đồng/kg, cá đông lạnh nguyên con 200.000 đồng/kg, trứng cá tầm từ 1.500 - 2.000 USD/kg. Giá cá hiện nay trong nhà hàng chế biến thành món ăn cung cấp trên 500.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi tuần nhu cầu tiêu thụ của Hà Nội có thể lên tới 1.000 kg cá tầm. Các thị trường xung quanh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang 1.200 kg cá tầm/ tuần. Tại TP Hòa Bình, theo ước tính hàng ngày tiêu thụ khoảng từ 30 –  40 kg.

 

Ông Trần Đình Đình Thắng, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ thuộc Sở KH-CN cho biết: Hiện nay, nhu cầu thị trường về cá tầm rất lớn. Do vậy, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đến thời điểm này,  hầu hết đang sản xuất thử nghiệm hoặc là nhân giống, còn cá tầm thương phẩm hầu như không có. Trên thị trường hiện nay nguồn cung cá tầm thương phẩm từ Trung Quốc. Xã Hiền Lương (Đà Bắc) và các xã lòng hồ sông Đà có điều kiện mặt nước hồ sâu, nguồn nước lạnh từ các suối trong các khu rừng chảy ra, nguồn thủy sản cá con, tôm, tép nhiều, rất phù hợp cho việc phát triền nghề chăn nuôi cá nước lạnh nhất là cá tầm) và có lợi thế hơn so với khu vực nuôi cá của các tỉnh bạn như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu... Các tỉnh trên hiện nay, các HTX, doanh nghiệp đã và đang phát triển chăn nuôi cá tầm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Văn Tính, kỹ sư Công ty cổ phần cá tầm Phương Bắc (Yên Bái) cho biết: Qua nuôi thử nghiệm ở vùng lòng hồ Hoà Bình, cá tầm của Nga và cá tầm Siberi, tôi thấy ở đây nuôi cá tầm thuận lợi vùng lòng hồ Thác Bà là độ sâu nước cao hơn, có núi đá vôi. Do vậy, nước lúc nào cũng đảm bảo đủ nhiệt độ để nuôi cá. 

 

Cũng theo ông Thắng, qua hơn 4 tháng nuôi thử nghiệm, đến nay, 2 lồng cá tầm của mô hình phát triển tốt. Trọng lượng đàn cá lớn được trên 2 kg/con, đàn cá nhỏ vào khoảng 7-8 lạng/con, không xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên phải trải qua thời gian nuôi thử nghiệm khoảng 24 tháng mới đánh giá được mô hình. Mô hình này thành công sẽ nhằm từng bước tạo cho nhân dân trong vùng lòng hồ sông Đà một nghề nuôi cá mới có hiệu quả kinh tế cao và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm thủy sản, tạo việc làm, mang thu nhập cao cho bà con vùng lòng hồ.

 

 

 

                                                                              Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục