Nông dân xóm Phung, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tích cực làm thủy lợi nội đồng.

Nông dân xóm Phung, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tích cực làm thủy lợi nội đồng.

(HBĐT) - Tình trạng hạn hán đang trong nguy cơ diễn biến trên diện rộng khiến sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời kỳ gặp khó khăn. Theo thống kê đến ngày 5/4, diện tích lúa bị hạn đã lên tới gần 3.000 ha. Riêng với cây màu, chưa có con số thống kê chính thức.

 

Mặc dù mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã đón nhận vài cơn mưa bất chợt nhưng không đủ bù đắp, làm dịu đi tình hình hạn hán ở các địa phương. Có thể bắt gặp trên nhiều cánh đồng vụ chiêm, nông dân đang gồng mình cứu lúa bằng đủ mọi cách từ đào giếng, tát cạn nước suối, dùng máy bơm bơm nước cho đồng. Không ít khoảnh ruộng nứt nẻ tạo vệt chân chim, bước chân xuống nền ruộng chẳng khác nào đang đi trên đất nền khô ráo.

 

So với các địa phương trong tỉnh, Lạc Sơn là huyện có diện tích lúa chiêm lớn nhất (3.966 ha), cũng là huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt hạn hán này. Theo ông Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, hiện tại, diện tích lúa bị hạn vào khoảng hơn 1.300 ha, tương đương với 1/3 tổng diện tích lúa cấy trong vụ. Hạn hán gặp nhiều ở các xã vùng Cộng Hòa như Tân Lập, Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Miền Đồi, Quý Hòa... Tình hình càng trở nên cấp thiết hơn bởi hầu hết số xã có diện tích lúa hạn sử dụng nguồn nước bai dâng tự chảy và nguồn sông, suối. Tuy nhiên, nguồn nước giờ cạn kiệt, không thể đáp ứng cho sản xuất. Với một số xã trong vùng có hồ, đập thủy lợi, việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất có khả quan hơn. Các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn và Kim Bôi diện tích lúa bị hạn cũng chiếm từ   10 - 20% tổng diện tích lúa cấy.

 

Những ngày này, khí thế ra quân của chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I được ghi nhận ở nhiều địa phương trong tỉnh như Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy và TPHB. Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi huy động máy móc, thiết bị phối hợp với địa phương triển khai đợt chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chống hạn cho sản xuất vụ chiêm này. Nông dân các xóm, xã đã tập trung nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy, phát dọn cỏ dại, đắp bờ mương để nước dẫn về đồng ruộng được lưu thông. ở một số huyện như Lạc Sơn, Mai Châu, hàng trăm máy bơm cố định, máy bơm dã chiến được bảo dưỡng, bảo trì và lắp đặt tại các hồ nhằm tận dụng nguồn nước ít ỏi. Những nỗ lực của nông dân cứu lúa, cây màu đã phần nào giảm bớt mức độ ảnh hưởng của hạn hán. ở những vùng có công trình hồ, đập còn nước, các xã thực hiện cung ứng nước theo tuyến để phục vụ tưới dưỡng cho hầu khắp diện tích lúa. Các trạm bơm thủy luân thực hiện điều tiết nước theo giờ. Với vùng không chủ động về nguồn nước, bà con đào giếng, dùng gàu, gáo tận dụng đến giọt nước tưới cuối cùng.

 

Ngành NN&PTNT đang đi kiểm tra, đánh giá lại tình hình hạn hán và đề xuất một số giải pháp với tỉnh, với Trung ương hỗ trợ nếu hạn hán tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng - chống lụt bão, thực tế kiểm tra, đánh giá các hồ đập trên quy mô toàn tỉnh cho thấy lượng nước tích trữ của hầu hết các hồ, đập đã cạn kiệt, một số hồ đã ở dưới mực nước chết nên khả năng cung cấp nước của các hồ đập sụt giảm nghiêm trọng. Hiện, các địa phương đang chọn giải pháp dùng máy bơm trực tiếp nước từ các hồ qua cửa cống chảy vào hệ thống kênh mương. Một thực tế đáng lo ngại là tình trạng hồ, đập, sông, suối không được bổ sung nguồn nước sẽ còn kéo dài cho đến cuối tháng tư do thời tiết không mưa, xảy ra nắng nóng gay gắt. Vì vậy, đối với hồ đập còn tháo nước được, các địa phương cần triệt để tiết kiệm nước, dùng kỹ thuật tưới dưỡng ẩm, tránh lãng phí. Đơn vị cũng gửi công văn yêu cầu các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ việc điều tiết nước hợp lý và có kế hoạch, phương án chống hạn cụ thể cho diện tích lúa khi thiếu nước tưới.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục