Vòi đồng được lắp đặt ở các trụ nước đều đã bị tháo trộm.

Vòi đồng được lắp đặt ở các trụ nước đều đã bị tháo trộm.

(HBĐT) - Hai công trình nước sinh hoạt Đình - Rò - Sàm và Hạ - Tân - Phú Vượng (xã Phú Lai - Yên Thủy) hoàn thành và bàn giao cuối tháng 1/2009. Nhưng hơn 4 năm qua, trên 600 hộ dân ở 6 xóm cùng giáo viên, HS trường tiểu học, THCS Phú Lai chưa một lần được hưởng nguồn nước trong lành, mát mẻ như dự kiến ban đầu. Chính vì cả 2 công trình đều không phát huy hiệu quả nên chính quyền xã Phú Lai và các xóm lại phải chịu thêm một gánh nặng là bảo vệ các hạng mục, thiết bị của công trình còn người dân thì thất vọng và bức xúc.

 

Giờ đây, ngoài những thứ chôn chìm dưới đất vẫn khá nguyên vẹn, các thiết bị nổi trên mặt đất nếu “không cánh mà bay” cũng chỉ có 1 cách duy nhất là tháo dỡ đưa về kho của UBND xã mới đảm bảo an toàn. Đó là thực trạng của 2 công trình nước sinh hoạt ở Phú Lai được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134) với tổng mức đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng/công trình.

 

Chủ tịch UBND xã Phú Lai Bùi Văn Tú cho biết: Khoảng tháng 10/2008, hai công trình được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, không hiểu tư duy thế nào mà chủ đầu tư lại xây dựng công trình theo kiểu cung cấp nước thời bao cấp. Nghĩa là xây dựng hàng chục trụ vòi để cung cấp nước cho các nhóm hộ. Để công trình hoạt động được phải bơm nước lên bể trung gian, bể lọc rồi mới cấp về các trụ vòi. Dù các trụ vòi đều được lắp đặt đồng hồ nhưng không thể biết khối lượng từng hộ sử dụng là bao nhiêu để tính tiền điện. Bên cạnh đó, quá trình khảo sát tính toán không chính xác nên mạch nguồn ở Hang Củng không đủ nước để hàng ngày bơm lên bể đầu nguồn công trình Đình - Rò - Sàm. Vì vậy, sau khi nhận bàn giao không có tổ chức hay cá nhân nào trong xã dám đảm nhận việc quản lý, vận hành công trình. Trước thực trạng đó, các xóm và UBND đã báo cáo bằng văn bản lên phòng Dân tộc và UBND huyện, kiến nghị HĐND các cấp qua các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời rõ ràng, dứt điểm.

 

Đưa chúng tôi xuống công trình cấp nước Hạ-Tân- Phú Vượng, Phó Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng CA xã Bùi Đình Cán cho biết: Sau khi nhận bàn giao, mặc dù các hộ dân chưa được sử dụng nước ở 2 công trình này lần nào nhưng chúng tôi vẫn có trách nhiệm bảo vệ. Tuy nhiên, từ hạng mục đầu mối đến xóm rất xa, công trình có nhiều loại thiết bị như van, máy bơm, vòi, đồng hồ, dây và công tơ điện, đường ống kẽm, nhựa... rất khó quản lý. Thời gian vừa qua, kẻ gian đã tháo trộm môtơ ở công trình Đình - Rò - Sàm và một số đoạn đường ống dẫn nước bằng kẽm cùng khoảng 10 m cáp điện. Tất cả vòi đồng ở các trụ nước cũng đã bị tháo hết. Không có tổ chức hay cá nhân nào quản lý, tuần tra thì không xuể. “Của đau, con xót”, chúng tôi đành đề xuất với UBND xã cho tháo dỡ hệ thống dây tải điện, môtơ, ống kẽm cất vào kho của UBND xã cho đảm bảo an toàn các thiết bị của công trình.

 

Trước thực trạng được đầu tư công trình nhưng không một ngày được hưởng lợi, vẫn phải sử dụng nước từ khe đồi, giếng khoan, giếng đào, ông Bùi Văn Quyết, Trưởng xóm Rò kiến nghị: Xóm có trên 80 hộ, hàng năm vào mùa khô đều thiếu nước nghiêm trọng. Lo ngại hơn là giếng nước ở các xóm Tân, Vượng bị nhiễm asen khá nặng. Người dân biết là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng vẫn phải sử dụng. Hy vọng công trình mới sẽ cải thiện đời sống nhưng thật đáng buồn khi công trình được đầu tư tiền tỷ mà kết quả cuối cùng chỉ là con số không. Lãng phí tiền của Nhà nước nhưng không hiểu tại sao không có ai phải chịu trách nhiệm?...

 

Công trình đã hoàn thành và bàn giao, kinh phí đầu tư đã được quyết toán nhưng hàng trăm hộ dân ở Phú Lai vẫn khắc khoải trong cơ khát. Trách nhiệm này thuộc về ai? Xin nhường câu trả lời cho các ngành, cấp hữu quan.

 

 

                                                                                Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục