Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh dự hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh dự hội nghị.

(HBĐT) - Sáng 6/4, BCĐ phòng chống lụt bão T.Ư tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác PCLB&TKCN năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013; Sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai năm 2020. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Phó Tổng tham mưu Trưởng QĐND Việt Nam Trần Quang Khuê đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh.

 

Theo BCĐ PCLB T.Ư, năm 2012 thiên tai ở nước ta có nhiều diễn biến bất thường, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm hơn bình thường và kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm; có 10 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đớt hoạt động trên Biển đông, trong đó có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta; mưa lũ và các thiên tai khác như động đất, lốc xoáy kèm theo mưa đá, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Tổng hợp từ các địa phương, thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích, 408 người bị thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 408.383 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; trên 3,2 triệu m3 đất, đá sạt lở… Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng. Qua 5 năm thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên đến năm 2020 đã mang lại hiệu quả thiết thực, từ bị động đối phó chuyển sang chủ động, lấy phòng ngừa là chính. Thiệt hại về người giảm đáng kể so với 5 năm trước. Số người chết và bị thương 5 năm (2008-2012) là 1.868 người, giảm 7,9%, số người bị thương là 2.972 người, giảm 16,9% so với cùng kỳ 5 năm trước. Tuy nhiên, thiệt hại về tài sản tăng cao so với 5 năm trước (trên 19.300 tỷ đồng) đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tổng hợp các ý kiến phát biểu về những kết quả đã đạt được và những yếu kém cần khắc phục trong công tác PCLB&TKCN năm 2012 như: một số ở cơ sở việc triển khai phương án PCLB, giảm nhẹ thiên tai vẫn còn mang tính hình thức, phương châm 4 tại chỗ chưa sát thực tế, nhiều khi còn lúng túng; công tác thông tin chưa kịp thời; việc quản lý khai thác, bảo vệ công trình PCLB chưa được tập trung đúng mức… Bộ trưởng nhấn mạnh: Năm 2013, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy trong công tác PCLB cần thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính”. Bộ trưởng đề nghị: Tiếp tục thực hiện chiến lược quốc gia phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, lồng ghép phương án PCLB với kế hoạch phát triển KT-XH của vùng và địa phương; khẩn trương kiện toàn và triển khai kế hoạch PCLB&TKCN từ T.Ư đến địa phương; rà soát và triển khai chi tiết phương châm “4 tại chỗ” của các cấp, các ngành, địa phương phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhất là ở những vùng có nguy cơ cao, hay xảy ra thiên tai, bão lũ; tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ đáp ứng yêu cầu PCLB; tổ chức tốt công tác thông tin kịp thời đến người dân, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác ứng phó với thiên tai; rà soát đánh giá chất lượng quản lý chặt chẽ đê điều, hồ đập và các công trình thủy lợi; triển khai phương án bảo vệ các công trình trọng điểm trước lũ, kịp thời xử lý các sự cố gây mất an toàn công trình; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ, quản lý công trình; bổ sung các phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra; tăng cường quản lý tàu thuyền, nhất là khi có bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm; giảm đến mức thấp nhất thiệt hãi cho mưa bão, thiên tai, biến đổi khi hậu gây ra.

 

 

 

                                                                               LC

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục