Nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại lúa và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại lúa và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

(HBĐT) - Cùng với các tỉnh miền Bắc, tỉnh ta đang chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết từ nay tới cuối tháng 4/2013 còn diễn biến phức tạp, nhiều ngày trời âm u, có mưa, đêm và sáng trời lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại trên cây lúa vụ chiêm xuân.

 

Theo Chi cục BVTV, trên địa bàn tỉnh (nhất là địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, TPHB), bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện từ cuối tháng 3, gây hại từng ổ nhỏ trên lúa xuân trà chính vụ và muộn, giống nhiễm, giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, tỷ lệ bệnh phổ biến 1-3% số lá, cao 5-7% số lá, bệnh cấp 1-3. Dự báo thời gian tới, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh và lây lan trong điều kiện thời tiết thuận lợi (trời nhiều mây, đêm và sáng có sương và sương mù, trưa chiều trời nắng), đặc biệt trên các vùng ổ bệnh cũ, giống nhiễm (nếp, CR203, DT10, BC15, khang dân...). Đáng lo ngại là bệnh có khả năng lây lan mạnh trên các trà lúa, giống nhiễm, gây hại nặng từng chòm hay cả ruộng lúa, đồng thời kéo theo nguy cơ lây nhiễm đạo ôn cổ bông cho diện tích lúa trỗ đầu tháng 5/2013.

 

Để chủ động trong công tác chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, Chi cục BVTV đã có Công văn số 100/BVTV-KT ngày 9/4/ 2013 gửi Phòng NN-PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố và Trạm BVTV các huyện, TP về việc tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa chiêm xuân. Theo đó, Chi cục BVTV đề nghị các đơn vị trên thực hiện tốt 5 nội dung công việc. Một là, thống kê diện tích, nguồn giống, vùng phân bố của các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn (BC15; khang dân 18; nếp, CR203, DT10, nhị ưu 838, D.ưu 527,...). Hai là, phân công địa bàn cho các cán bộ tăng cường bám sát đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện tại các vùng ổ bệnh cũ, các vùng cấy giống nhiễm. Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ khuyến nông viên, các tổ dịch vụ BVTV trong việc tuyên truyền, phổ biến đặc điểm triệu trứng bệnh đạo ôn; đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả đến nông dân. Bốn là, chỉ đạo, tư vấn cho hệ thống kinh doanh thuốc BVTV chủ động cung ứng kịp thời chủng loại thuốc phù hợp để phòng trừ bệnh đạo ôn. Năm là, những ruộng xuất hiện bệnh cần giữ đủ nước, tạm dừng bón đạm hay phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá. Sử dụng thuốc đặc trị dập tắt ngay các ổ bệnh mới phát sinh, không để lây lan diện rộng (thuốc Hinosan 40EC; New Hinosan  30EC; Fujione 50EC; đạo ôn linh 40EC; Beam 75WP; Fu-Army 40EC, 30WP; Bamy 75WP; Trizole 20WP; Kasai 21.2 WP, 16.2SC; Rabcide 20SC, 30WP,...). Phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Những ruộng bệnh nặng phải phun kép 2 lần, cách nhau 5-7 ngày. Nếu trong khoảng 24 giờ sau phun gặp mưa phải phun lại. Tại những khu vực đã xuất hiện đạo ôn lá cần chủ động phòng đạo ôn cổ bông (phun kép 2 lần, lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ, lần 2 nhắc lại sau 5-7 ngày).

 

Cùng với diễn biến khá phức tạp của bệnh đạo ôn, trên cây lúa vụ chiêm - xuân còn xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại khác, điển hình như bệnh lùn sọc đen, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, tập đoàn rầy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh ngộ độc hữu cơ, dòi đục nõn... Đây là các đối tượng có nguy cơ phát  sinh, lây lan và gây hại mạnh. Chính vì vậy, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân trong tỉnh  cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là các đối tượng đã được cảnh báo. Có như vậy mới bảo toàn được năng suất, chất lượng lúa vụ chiêm xuân 2013.

 

                                                                                    T.T

 

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục