Công nhân đội 7 (xã Phú Lão) Công ty Sông Bôi thu hái chè.

Công nhân đội 7 (xã Phú Lão) Công ty Sông Bôi thu hái chè.

(HBĐT) - Từ năm 2010, sau khi có Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án chuyển đổi Nông trường Sông Bôi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật DN, Nông trường Sông Bôi đã khẩn trương rà soát, sắp xếp lại lao động, ổn định tổ chức, xây dựng phương án quản lý và sử dụng đất đai, xử lý tài sản để chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi (Công ty Sông Bôi).

 

Công ty hiện quản lý 1.526 ha đất sản xuất với 1.293 hộ nhận khoán. Công ty chỉ đạo các đơn vị sản xuất kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở kịp thời giải quyết những vướng mắc trong sản xuất; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao KH-KT cho hộ nhận khoán. Chè và cây có múi kết hợp với chăn nuôi đại gia súc được xác định là những cây, con chủ lực. Trong định hướng phát triển cây chè, cam kết hợp, Công ty đã thành công bước đầu đưa các tiến bộ KH-KT, giống mới vào thay thế các giống cũ, hiệu quả chưa cao.

 

Cây chè là loại cây lâu năm với thời gian sinh trưởng dài, trồng một lần và thu hoạch trên 40 năm hoặc lâu hơn. Nông trường Sông Bôi có truyền thống trồng chè từ nhiều năm, nhưng chủ yếu trồng giống chè trung du cho năng suất thấp, do đó, từ năm 2001, Nông trường đã chủ động phối hợp với Viện chè T.ư (nay là Viện khoa học nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đưa vào khảo nghiệm 3.000 m2 tại đội 7 giống chè cao sản cho năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là giống chè lai giữa 2 giống chè Phú Hộ của Việt Nam (ưu điểm về năng suất) và giống Đại Bạch trà của Trung Quốc (ưu điểm về chất lượng) và 3 giống khác nữa để xem giống nào phù hợp nhất. Qua 5 năm nghiên cứu, giống chè mới LDP1 được thử nghiệm thành công và đang được nhân ra diện rộng, có ưu điểm nổi trội phù hợp với đồng đất, khí hậu nơi đây, khả năng sinh trưởng mạnh, đường kính tán phát triển tốt, năng suất đạt 10-15 tấn/năm. Năng suất năm thứ 10 đạt từ 15 - 20 tấn/ha, có thể cho thu nhập bình quân từ 60- 80 triệu đồng/ha, nhiều diện tích cho năng suất từ 25 - 30 tấn/ha, đạt giá trị 120-150 triệu đồng/ha tiếp tục khẳng định chè là cây chủ lực của đồng đất sông Bôi. Từ năm 2006, Công ty đã đứng ra bảo lãnh cho hộ cán bộ, công nhân vay vốn ưu đãi lãi suất thấp từ quỹ hỗ trợ phát triển Hòa Bình số tiền 2 tỉ đồng để mở rộng diện tích chè lai, trung bình từ 15- 20 triệu đồng/hộ, góp phần giúp hộ dân có thêm nguồn lực đầu tư cho chè lai, từng bước xây dựng Công ty Sông Bôi trở thành vùng trọng điểm cây chè.

 

Phó Giám đốc phụ trách Công ty Phạm Văn Nho cho biết: Từ thử nghiệm ban đầu, đến nay, Công ty đã mở rộng diện tích lên 170 ha chè giống mới cho năng suất chất lượng cao. Từ năm 2007 - 2008, do tình trạng khan hiếm lao động mùa vụ, Nông trường và nông dân đã thí điểm đưa 10 máy hái chè vào sản xuất. Năm 2010, được chương trình khuyến công của Bộ NN&PTNT hỗ trợ kinh phí cho 30 máy. Năm 2013 có thể được hỗ trợ thêm 15 máy theo hình thức Nhà nước hỗ trợ 75%, còn lại doanh nghiệp ứng cho dân vay trả sau mùa vụ. Việc đưa giống chè cao sản và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất chè cao và ổn định. Trong vườn chè đang khai thác, hái chè là biện pháp ảnh hưởng lớn đến năng suất và sức sống của cây. Hái đúng tiêu chuẩn và đúng lứa cần được bảo đảm để búp chè tốt thích hợp cho chế biến nâng cao giá trị thành phẩm. Loại chè cao sản thích hợp với việc đưa cơ giới hoá vào ngành chè nên Nông trường đã đầu tư máy hái chè, máy đốn chè, máy phun thuốc. Nhiều hộ dân đã đầu tư máy hái chè công nghiệp có giá trị từ 15-20 triệu đồng/chiếc. Hiện, Công ty có khoảng 60 máy hái chè, bình quân 1 máy có thể hái được 1 tấn/ngày thay thế cho khoảng 25-30 lao động thủ công.

 

Chè là cây lâu năm với thời gian thu hoạch búp gần như cả năm, do đó, việc đảm bảo chất dinh dưỡng cho vườn chè có ý nghĩa quyết định năng suất trong nhiều năm khai thác. Để nâng cao sản lượng chè duy trì nguồn dưỡng liệu cho vườn chè và sinh trưởng cây chè trong mùa khô, các hộ duy trì, điều hòa độ phì nhiêu của đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phương pháp tổng hợp. Đó là sự liên kết phù hợp nguồn phân hóa học, chất hữu cơ, các nguồn phân mùn, cây phân xanh họ đậu cố định đạm...

 

Hiện có khoảng 500 hộ nhận khoán trồng chè, diện tích chè của Công ty khoảng 220 ha, trong đó, 170 ha chè lai, tập trung chủ yếu ở các xã Phú Thành, Cố Nghĩa, Phú Lão, Đồng Tâm. Năm 2012, sản lượng chè của Công ty đạt 1.300 tấn tươi và 250 tấn khô. Tổng doanh thu của Công ty đạt khoảng 52 tỉ đồng, trong đó ngành chè chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập. Về thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty, 50% tiêu thụ nội địa và 50% chè sơ chế được uỷ thác qua  Công ty thương mại ở Hà Nội xuất khẩu qua Đài Loan. Công ty đang đặt mục tiêu phát triển diện tích chè lên khoảng 400 ha, thực hiện sản lượng từ 6.000- 8.000 tấn chè tươi/năm (600-1.000 tấn chè khô/năm).

 

Phó Giám đốc phụ trách Công ty Phạm Văn Nho cho biết thêm: Giống chè này chủ yếu dùng chế biến chè xanh. Sản phẩm chè xanh của Công ty đang từng bước thích ứng với thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và dần khẳng định uy tín trong lòng công chúng tiêu dùng chè. Thời gian tới, Công ty sẽ huy động mọi nguồn lực để cải tạo nâng cấp xưởng chế biến chè thay thế bằng máy móc mới hiện đại tiến tới xây dựng thương hiệu chè  Sông Bôi.

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục