Ngầm thị trấn Bo có lưu lượng người và phương tiện giao thông qua lại rất lớn.

Ngầm thị trấn Bo có lưu lượng người và phương tiện giao thông qua lại rất lớn.

(HBĐT) - Đường ngầm tràn thị trấn Bo (ngầm tràn Kim Bình) có vị trí đặc biệt quan trọng giao thương phát triển KT-XH của huyện Kim Bôi và trong vùng, ngầm nằm trên tuyến đường 12 C, nối đường 12 B, từ thị trấn Bo đi các xã Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Kim Tiến và đi huyện Lạc Sơn. Mật độ phương tiện và người qua lại ngầm rất lớn. Tuy nhiên, ngầm này lại đang trước những nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông vào mùa mưa lũ.

 

Ngầm tràn thị trấn Bo dài khoảng trăm mét được xây dựng từ hàng chục năm trước, mặt đường hẹp, qua nhiều lần cải tạo, đến nay cũng đã xuống cấp. Mỗi lúc trời mưa, tất cả lượng nước từ rừng núi Kim Tiến, suối Cháo, suối Hạ Bì dồn xuống tạo thành lũ ống, lũ quét tràn qua ngầm với tốc độ lớn, nước ngập đường tràn  từ 0,4- 1 mét, rất nguy hiểm khi qua lại.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn Bo Nguyễn Quốc Trường cho biết: Trong mùa mưa lũ, việc đi lại rất nguy hiểm. Mỗi khi trời mưa, thấy trắng trời Kim Tiến, lập tức lũ đổ, chảy xiết, lưu lượng nước lớn, nước tràn mặt ngầm nhanh chóng. Hàng năm lũ về bất ngờ đã cuốn đi nhiều trâu bò, gia súc, làm sạt lở khoét sâu vào cả một phần bờ thị trấn. Người dân trong khu vực đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm tại ngầm Bo, thị trấn Kim Bôi. Mùa mưa năm 2011, hai bố con anh anh Bùi Văn Thảo, 38 tuổi ở Cuối Hạ đi từ thị trấn Bo về nhà cũng bị lũ cuốn. Mùa mưa năm 2012, lũ đã cuốn trôi chị Lê Thị Thắng, 25 tuổi ở xóm Đồi 2, xã Kim Tiến đi chở măng từ xã đi qua sang chợ Bo để bán.

 

 

  Đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết:  Trước tình hình này, huyện đề xuất các ngành chức năng rà soát, tính toán  giải pháp lâu dài và bền vững, khắc phục “điểm đen”  cho bảo đảm an toàn giao thông cho người, phương tiện khi qua lại ngầm tràn thị trấn Kim Bôi, phục vụ phát triển KT-XH trong vùng. Trước mắt, huyện chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên túc trực, cảnh báo người dân cảnh giác khi qua lại ngầm trong mùa mưa lũ khi có nước dâng cao.

 

 

                                                                            L.C

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục