Xả khói thải không qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện là một trong những nguyên nhân nhà máy xi măng Vĩnh Sơn gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn 2 xã Trung Sơn, Thành Lập (Lương Sơn).

Xả khói thải không qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện là một trong những nguyên nhân nhà máy xi măng Vĩnh Sơn gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn 2 xã Trung Sơn, Thành Lập (Lương Sơn).

(HBĐT) - Dự án nhà máy xi măng Hòa Bình (nay là nhà máy xi măng Vĩnh Sơn) thuộc Công ty TNHH xi măng Trung Sơn được đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 xã Trung Sơn, Thành Lập (Lương Sơn) từ năm 2008 đến năm 2010. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 27/6/2008… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài, gây bức xúc cho dân cư trên địa bàn.

 

Theo báo cáo của UBND xã Trung Sơn, trong quá trình sản xuất, giai đoạn đưa phụ gia qua lò nung và nghiền Clanhke, nhà máy chưa nghiêm túc thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục khói, bụi, xả thải ra môi trường không qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện đã tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân các xóm Bến Cuối, Mái, Lộc Môn… khiến tài sản, cây cối, hoa màu và rau các loại bị phủ những lớp bụi dày nhìn rõ bằng mắt thường, không phát triển và không sử dụng được. Đặc biệt, chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và các em học sinh trường THCS ở ngay cạnh nhà máy bị ảnh hưởng lớn do tác động của bụi và tiếng ồn. Bụi  xi măng đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài cho dân cư trên địa bàn với các loại bệnh về mắt và đường hô hấp, nhất là người già và trẻ em. Những vấn đề trên, nhân dân và chính quyền xã đã kiến nghị nhiều lần nhưng lãnh đạo nhà máy cho rằng, tình trạng trên là do thiết bị gặp sự cố kỹ thuật và đến nay vẫn chưa khắc phục.

 

Theo báo cáo của UBND xã Thành Lập, từ năm 2011 đến nay, nhà máy thường xuyên xả khói bụi vào buổi tối và những ngày mưa gió làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng. Cụ thể, thôn Ao Kềnh có 10 ha lúa gần nhà máy, trước đây là cánh đồng tốt nhất của thôn, nhưng nay là khu vực lúa xấu, năng xuất thấp do ảnh hưởng nặng nề của khói bụi. Các loại cây ăn quả và các loại rau cũng trong tình trạng tương tự. Đặc biệt, một số diện tích nuôi trồng thủy sản vào buổi sáng phải dùng sào đập nước để tạo không khí cho cá vì bụi xi măng phủ kín mặt ao. Bên cạnh đó, quá trình khai thác đá tại khu vực mỏ đá Ba Mô, Công ty TNHH xi măng Trung Sơn cùng một số doanh nghiệp khác đã nổ mìn với với khối lượng lớn gây tiếng ồn và trấn động quá mạnh, đá văng  làm thủng mái tôn, vỡ ngói, nứt nẻ nhà cửa của nhân dân. Ngoài ra, trong 2 năm 2011, 2012 nhà máy đã nhiều lần xả nước và dầu thải tràn vào ruộng lúa của 2 thôn Ao Kềnh, Quán Trắng. Chính quyền thôn đã lập biên bản, Công ty cam kết sẽ khắc phục hậu quả cho các hộ bị thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

 

Đại diện sở TN-MT cho biết: Dự án nhà máy xi măng Vĩnh Sơn hoàn thành năm 2010, nhưng đến năm 2011 mới được đóng điện để đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau khi lắp đặt dây chuyền sản xuất, nhà máy không được nhà thầu Trung Quốc chuyển giao công nghệ, vì vậy hoạt động vận hành, hiệu chỉnh đều do cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty thực hiện nên mất rất nhiều thời gian nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn, trong đó có các công trình xử lý bảo vệ môi trường (BVMT). Quá trình xây dựng và đi vào hoạt động Công ty đã thực hiện quan trắc môi trường 2 lần/năm và đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo quy định và niêm yết công khai tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hiện đã bị mưa bão làm hỏng). Trong 2 năm 20011 và 2013, Sở TN-MT đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn và địa phương tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMT của nhà máy xi măng Vĩnh Sơn. Qua đó xác định, Công ty đã có ý thức chấp hành pháp luật về BVMT. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Trong quá trình hoạt động của nhà máy còn để bụi phát sinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực lân cận. Chưa có báo cáo kế hoạch xây lắp và vận hành thử nghiệm các công trình BVMT theo báo cáo tác động môi trường đã được phê duyệt. Chưa lập hồ sơ báo cáo hoàn thành các công trình xử lý môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Theo đó, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty trong lĩnh vực BVMT và ra Thông báo số 117/TB-STNMT ngày 11/7/2013 yêu cầu Công ty khắc phục các vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN-MT. Ngày 29/8/2013, Sở TN-MT có công văn yêu cầu Công ty thực hiện một số nội dung và báo cáo trước ngày 25/11/2013 gồm: Vận hành thường xuyên xử lý chất thải, đặc biệt là xử lý nước thải, khí thải, bụi, độ rung, tiếng ồn đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường mới được thải ra môi trường, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Quản lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện quan chắc môi trường định kỳ hàng năm báo cáo Sở TN-MT, phòng TN-MT huyện Lương Sơn và UBND xã nơi có dự án. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, trồng bổ sung cây xanh trong khu vực khuôn viên nhà máy. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung khác có liên quan về công tác BVMT theo quy định của pháp luật. Theo đó, Công ty đã thực hiện quan trắc môi trường đợt 1 năm 2013 báo cáo Sở TN-MT. Từ ngày 25/5/2013, Công ty đã thuê chuyên gia về vận hành thiết bị. Lập và trình hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình và biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Hiện Sở TN-MT đang hoàn tất hồ sơ thành lập đoàn kiểm tra theo quy định.

 

Gắn SX-KD với bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc và cũng là yếu tố hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Chính quyền và dân cư sở tại, kiến nghị: Công ty TNHH xi măng Trung Sơn cần nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT và thực hiện nghiêm túc các nội dung cam kết về môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm nếu nhà máy tiếp tục để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay để tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây dự luận bức xúc, làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

                                                                      

 

 

                                                              Phòng BĐ-TL

 

 

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục