Một số mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh.

Một số mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Theo kết quả cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 40,0%. Thực trạng đó là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường và sức khỏe của người dân khu vực nông thôn. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản trong xây dựng nhà tiêu HVS để từng bước cải thiện môi trường, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh giới thiệu một số mô hình chuẩn để cộng đồng cùng tham khảo.

 

PV: Xin đồng chí cho biết, nhà tiêu hợp vệ sinh có những tiêu chuẩn gì?

 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng: Tiêu chuẩn của nhà tiêu HVS là cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc phân chưa an toàn không tiếp xúc với người, động vật và côn trùng như ruồi, nhặng. Tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân như vi rút, vi khuẩn gây bệnh, trứng giun, sán. Không làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhất là nguồn nước, đất và không khí. Trước khi đem đi bón ruộng, phân phải được ủ kín bằng chất độn như tro bếp, đất bột và vôi ít nhất 6 tháng để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh có thể có trong phân.

 

PV: Xin đồng chí giới thiệu một số mô hình nhà tiêu HVS đang được xây dựng thông dụng hiện nay?

 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng: Các mô hình nhà tiêu HVS đã và đang được xây dựng ở khu vực nông thôn gồm: nhà tiêu hai ngăn HVS, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu chìm có ống thông hơi... Tùy theo điều kiện kinh tế các hộ gia đình ở khu vực nông thôn xem xét, lựa chọn xây dựng cho phù hợp.

 

Xây dựng nhà tiêu hai ngăn HVS cần tuân thủ các quy định: tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước; cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước; mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; có nắp đậy hai lỗ tiêu; nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa; ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi. Quy định về sử dụng, bảo quản: sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác; giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ có nắp đậy; không có mùi hôi thối; không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; không sử dụng đồng thời hai ngăn; có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu; không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được chát kín. Loại nhà tiêu này có ưu điểm là sạch sẽ, thuận tiện cho mọi thành viên trong gia đình, kể cả trẻ em; hạn chế và ngăn chặn được mầm bệnh nếu được sử dụng đúng cách; tái sử dụng được nguồn phân; hạn chế ô nhiễm môi trường và nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm là: phải sử dụng chất độn tro sau mỗi lần đi vệ sinh; phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể để mỗi thành viên trong gia đình biết cách sử dụng HVS; thời gian ủ phân để tiêu diệt hết trứng giun và các mầm bệnh buộc phải từ 6 tháng trở lên.

 

Nhà tiêu thấm dội khi xây dựng phải tuân thủ các quy định: không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng; cách nguồn nước sinh hoạt từ 10 m trở lên; bể chứa phân không bị sụt lún, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20 cm; nắp bể chứa phân được trát kín và không bị rạn nứt; mặt sàn nhà tiêu nhẵn phẳng, không đọng nước; bệ xí có nút nước; nước từ bể phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất. Quá trình sử dụng và bảo quản loại nhà tiêu này phải tuân thủ các quy định: có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; không có mùi hôi thối; nhà tiêu sạch không có rêu trơn, giấy, rác; giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ có nắp đậy; không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; bệ xí sạch, không dính, đọng phân; nhà tiêu được che chăn kín, ngăn được nước mưa. Ưu điểm của nhà tiêu này là cấu tạo đơn giản, dễ làm, giá thành không quá cao, người dân có thể tự xây dựng; không có ruồi muỗi, mùi hôi thối; tiện lợi, sạch sẽ, có thể xây  trong nhà, hố thấm bên ngoài nhà; tốn ít nước khi sử dụng. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm cần có lượng nước nhất định để dội, phải có giấy vệ sinh riêng; nguy cơ ô nhiễm môi trường, đất cao; không tận dụng được nguồn phân bón; không áp dụng được ở các vùng đất khó thấm nước.

 

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi khi xây dựng phải tuân thủ các quy định:  không xây dựng ở nơi thường ngập úng; cách nguồn nước sinh hoạt từ 10m trở lên; mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20 cm; có nắp đậy lỗ tiêu; nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa; ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi. Khi sử dụng và bảo quản phải thực hiện các quy định: sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác; giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu; có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu; không có mùi hôi thối và ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu; không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu; lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín. ưu điểm của loại nhà tiêu này là nếu xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt, hạn chế được ô nhiễm môi trường; tương đối sạch sẽ, xây dựng đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm vùng đất dễ thấm; phải di chuyển tấm đan, nắp bể chứa và làm mới khi đầy; tấm nắp đậy làm bằng tre, gỗ dễ bị mối xông làm sập, gẫy, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

 

 

 

                                                                   Đức Phượng (TH)

 

 

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục